|
Nghiên cứu ứng dụng thuật toán Random Forest cải thiện khả năng dự báo nguồn nước hạn dài tại lưu vực Trà Khúc
Số 91 (12/2024)
>
trang 03-10
|
Tải về (5850.06 KB)
Đặng Vi Nghiêm, Ngô Lê An*, Trần Quốc Long
|
Tóm tắt
Dự báo tài nguyên nước có ý nghĩa quan trọng trong bài toán quản lý và quy hoạch tài nguyên nước (phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước), lập kế hoạch sử dụng nước và nhiều hoạt động khác. Nghiên cứu này ứng dụng thuật toán Random Forest nhằm cải thiện khả năng dự báo nguồn nước hạn dài tại lưu vực Trà Khúc. Dữ liệu mưa dự báo hạn dài ECMWF thuộc hệ thống SEAS5 được sử dụng là số liệu đầu vào. Kết quả đánh giá lượng mưa hiệu chỉnh theo thuật toán RF đã giúp cải thiện rất nhiều. Khi chưa hiệu chỉnh, hệ số tương quan R đạt trung bình 0,65, sai số MAE vượt 150mm/tháng. Sau khi hiệu chỉnh bằng thuật toán RF, hệ số R đạt trung bình 0,90, sai số MAE xấp xỉ 80 mm/tháng. Sử dụng mô hình thuỷ văn 2 thông số dự báo thử nghiệm dòng chảy cho giai đoạn 2021-2023 cho thấy, dòng chảy dự báo sử dụng mưa dự báo đã hiệu chỉnh bằng thuật toán RF cho kết quả rất tốt (Nash trên 0,80) so với sử dụng mưa dự báo chưa hiệu chỉnh (Nash <0,30). Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng ứng dụng của thuật toán RF trong bài toán nâng cao chất lượng dự báo thuỷ văn tại Việt Nam. Từ khoá: Dự báo hạn dài, Random Forest, Trà Khúc,... |
|
|
Nghiên cứu và đánh giá sản phẩm mưa vệ tinh CHIRPS và PERSIANN-CDR cho lưu vực sông Srepok
Số 91 (12/2024)
>
trang 11-18
|
Tải về (2292.99 KB)
Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Hải Yến*, Nguyễn Thế Toàn, Lê Văn Quy
|
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến hành đánh giá độ tin cậy của 2 loại số liệu mưa vệ tinh CHIRPS và PERSIANN-CDR với số liệu thực đo từ hệ thống trạm đo mưa trên lưu vực sông Srepok. Các nguồn dữ liêu mưa trong thời gian từ năm 2008-2019 được nghiên cứu thu thập làm đầu vào tính toán. Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu thống kê, mức độ tin cậy của các nguồn mưa được đánh giá theo các tiêu chí khả năng phát hiện lượng mưa, tổng lượng mưa và lượng mưa sinh lũ. Kết quả cho thấy, khả năng phát hiện lượng mưa của hai dữ liệu mưa lưới đều ở mức khá thông qua các chỉ số CSI, PAR, POD. Đánh giá mức độ tin cậy về tổng lượng mưa tháng ở mức tốt với chỉ số tương quan R2 trong khoảng 0.92 - 0.99. Đối với lượng mưa lũ dữ liệu mưa PERSIANN-CDR cho kết quả tốt hơn CHIRPS với hầu hết các chỉ tiêu thống kê: R2, NSE, RMSE. Nghiên cứu kiến nghị có thể sử dụng dữ liệu mưa PERSIANN-CCS để phục vụ cho các nghiên cứu khác nhau liên quan đến dòng chảy cho lưu vực sông Srepok. Từ khoá: CHIRPS, PERSIANN-CDR, lưu vực sông Srepok |
|
|
Ảnh hưởng của tổng chiều dày lớp cao su đến ứng xử ngang của gối cách chấn đàn hồi cốt sợi không liên kết
Số 91 (12/2024)
>
trang 19-24
|
Tải về (1934.59 KB)
Ngô Văn Thuyết
|
Tóm tắt
Gối cách chấn đàn hồi cốt sợi không liên kết (gọi tắt là gối U-FREI) là một loại gối cách chấn đa lớp mới đang được nghiên cứu, ứng dụng trên thế giới. Gối U-FREI có cấu tạo từ các lớp cao su xen kẹp và gắn kết với các lớp sợi, và được đặt trực tiếp lên trên phần đài móng và dưới phần thân công trình mà không có liên kết vật lý nào. Khác với gối cách chấn đa lớp thông thường, khi chịu chuyển vị ngang gối U-FREI có biến dạng cuộn. Nghiên cứu này trình bày ảnh hưởng của tổng chiều dày lớp cao su đến ứng xử ngang của gối U-FREI chịu đồng thời tải trọng thẳng đứng và chuyển vị ngang tuần hoàn bằng phương pháp mô hình số. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại cùng một độ lớn của chuyển vị ngang, khi tổng chiều dày lớp cao su trong gối U-FREI tăng lên thì giá trị độ lớn ứng suất nén và kéo trong lớp cao su, giá trị độ cứng ngang hiệu dụng và tỷ số cản nhớt của gối U-FREI giảm xuống. Từ khóa: Gối cách chấn đàn hồi cốt sợi, ứng xử ngang, biến dạng cuộn, chuyển vị ngang tuần hoàn, độ cứng ngang hiệu dụng |
|
|
Nghiên cứu giá trị du lịch và mức sẵn lòng chi trả của du khách để thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long
Số 91 (12/2024)
>
trang 25-32
|
Tải về (1237.21 KB)
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Hoàng Thị Huê*
|
Tóm tắt
Hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với ưu thế là di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Hạ Long đã và đang thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Nghiên cứu này đánh giá tính khả thi của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường (PES) trong hoạt động du lịch tại Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, đồng thời xác định mức chi trả tối ưu nhằm huy động nguồn lực xã hội cho công tác bảo tồn. Phương pháp nghiên cứu kết hợp chi phí du lịch (TCM) và thực nghiệm lựa chọn (CE) với mẫu nghiên cứu 100 du khách nội địa, được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính xác định được mối quan hệ nghịch biến giữa chi phí và cầu du lịch. Giá trị du lịch năm 2023 ước tính đạt 267 tỷ đồng, tương đương thặng dư tiêu dùng 31.511 đồng/khách. Phân tích CE cho thấy 52,3% du khách ủng hộ phương án tăng giá vé 30.000 đồng/người (tăng 20%), có khả năng tạo nguồn thu 109,83 tỷ đồng/năm cho quỹ bảo tồn. Nguồn kinh phí này đủ đảm bảo cho việc mở rộng phạm vi bảo tồn từ 3 lên 18 hệ sinh thái, tăng số lượng khu vực bảo vệ rạn san hô từ 1 lên 3, và tăng tần suất tập huấn bảo tồn từ 1 lên 2 lần/năm. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho việc thiết kế và triển khai cơ chế PES phù hợp với bối cảnh địa phương và tiêu chuẩn quốc tế về quản lý di sản thiên nhiên. Từ khoá: Chi trả dịch vụ môi trường, phương pháp chi phí du lịch (TCM), thực nghiệm lựa chọn (CE), mức sẵn lòng chi trả, quỹ bảo tồn, di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long |
|
|
Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt lưu vực sông Cái, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản lũ và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Số 91 (12/2024)
>
trang 33-40
|
Tải về (5158.44 KB)
Vũ Thanh Tú*, Nguyễn Hoàng Sơn
|
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, khu vực Nam Trung bộ nói chung và lưu vực sông Cái, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa nói riêng với quá trình đô thị hóa nhanh và ảnh hưởng của BĐKH nên ngập lụt xảy ra nhiều hơn. Để hỗ trợ đưa ra các giải pháp giảm thiểu ngập lụt và thiệt hại ngày càng hiệu quả hơn, thì cần có các bản đồ ngập lụt đa dạng với các kịch bản lũ và cập nhật trong các điều kiện mới của lưu vực. Không nằm ngoài mục đích trên, nghiên cứu này đã ứng dụng bộ công cụ MIKE để thực hiện mô phỏng ngập lụt trên lưu vực sông Cái theo các kịch bản lũ lớn có xét đến vận hành phối hợp cắt lũ của các hồ chứa và ảnh hưởng của BĐKH-NBD. Kết quả cho thấy, tổng diện tích ngập trên lưu vực dao động trong khoảng từ 6.750÷13.000 ha. Độ sâu ngập chủ yếu ở khoảng 1÷3m, chiếm 47÷62% tổng diện tích ngập úng với các kịch bản. Từ khóa: Lưu vực sông Cái, mô phỏng lũ, ngập lụt, biến đổi khí hậu, nước biển dâng |
|
|
Xác định đường kính kinh tế của đường ống trong hệ thống cấp nước tưới bằng động lực
Số 91 (12/2024)
>
trang 41-47
|
Tải về (780.14 KB)
Đặng Minh Hải*, Nguyễn Văn Kiên, Vũ Ngọc Quỳnh, Lã Phú Hiến
|
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, việc sử dụng đường ống thay cho kênh hở để dẫn nước trong hệ thống cấp nước tưới ngày càng phổ biến. Xác định đường kính ống là bước quan trọng trong thiết kế mạng lưới cấp nước tưới. Trong bài báo này, công thức tính đường kính kinh tế cho 5 loại vật liệu khác nhau được đề xuất bằng việc sử dụng mô hình tối ưu NSGA II và lý thuyết hồi quy. Đường kính kinh tế tính theo các công thức đề xuất được so sánh với đường kính kinh tế tính theo các công thức hiện có. Kết quả cho thấy rằng đường kính tính theo công thức đề xuất gần với đường kính tối ưu hơn so với đường kính tính theo các công thức hiện có, chỉ sai khác từ 0% đến 8%. Vì vậy, có thể sử dụng công thức đề xuất trong bài báo để xác định đường kính kinh tế của các đoạn ống trong hệ thống cấp nước tưới ở Việt Nam. Từ khóa: Đường kính kinh tế, hệ thống cấp nước, đường ống, tối ưu hóa |
|
|
Giải pháp công nghệ sử dụng vật liệu tự nhiên để xử lý nước trên hệ thống thủy lợi đảm bảo chất lượng nước tưới cho cây trồng
Số 91 (12/2024)
>
trang 48-54
|
Tải về (808.17 KB)
Lê Văn Chín, Nguyễn Thế Anh, Phạm Thị Hồng, Nguyễn Thị Hằng Nga*
|
Tóm tắt
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý nước ô nhiễm trên các hệ thống thủy lợi đạt yêu cầu chất lượng nước tưới cho cây trồng bằng kỹ thuật hệ lọc sinh học, kết hợp giữa vật liệu hấp phụ tự nhiên và thực vật xử lý nước. Áp dụng kỹ thuật này có thể cải thiện được chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi, đạt được hiệu quả xử lý 60-70% các thông số BOD5 và COD, NH4+trong nước nhờ sự tiêu thụ chất hữu cơ bởi vi sinh vật bám trên đá ong và sự hấp thu của rễ thực vật. Công nghệ này xử lý được tổng P trong nước với hiệu suất rất cao (trên 80%) nhờ khả năng hấp phụ của vật liệu đá ong. Chất rắn lơ lửng được xử lý khá hiệu quả (đạt trên 80%) phụ thuộc vào thời gian lưu nước. Với thời gian lưu nước trong hệ lọc từ 2-3 ngày sẽ đạt được yêu cầu chất lượng nước tưới an toàn cho cây ngắn ngày (rau và lúa) do loại bỏ được các chất ô nhiễm. Công nghệ sử dụng kết hợp các vật liệu tự nhiên sẽ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, đơn giản trong vận hành, giải pháp này có thể hỗ trợ cho các công ty khai thác công trình thủy lợi và các hợp tác xã dùng nước vận dụng cho các khu vực canh tác có nguồn nước tưới bị ô nhiễm. Từ khoá: Xử lý nước, vật liệu tự nhiên, thực vật xử lý nước, chất lượng nước tưới |
|
|
Sử dụng công nghệ học máy dự báo dòng chảy đến các hồ chứa khu vực Tây Nguyên thời đoạn 1 tháng
Số 91 (12/2024)
>
trang 55-60
|
Tải về (2372.83 KB)
Nguyễn Thị Hải Yến, Trần Kim Châu, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Lương Hằng*
|
Tóm tắt
Ứng dụng học máy đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn trong lĩnh vực thủy văn, đặc biệt trong việc dự báo dòng chảy đến các hồ chứa tại những khu vực có điều kiện khí hậu và thủy văn phức tạp như Tây Nguyên. Nghiên cứu này đã so sánh hiệu quả của ba mô hình học máy tiên tiến là Random Forest (RF), LSTM và NARX trong việc dự báo dòng chảy đến hai hồ chứa trọng điểm là Srepok 4 và Pleikrong với các thời đoạn thời gian 1 tháng. Qua việc đánh giá khách quan thông qua chỉ tiêu NASH, nghiên cứu nhằm mục tiêu đưa ra những dự báo chính xác và đáng tin cậy, từ đó hỗ trợ tối ưu hóa quá trình vận hành hồ chứa, nâng cao hiệu quả sản xuất thủy điện, đồng thời xây dựng các kịch bản ứng phó linh hoạt trước những biến đổi phức tạp của khí hậu, góp phần quản lý tài nguyên nước một cách bền vững. Kết quả cho thấy mô hình LSTM cho kết quả tốt nhất và phù hợp với dữ liệu của khu vực nghiên cứu. Từ khoá: Hồ Plei Krong, hồ Serepok 4, Random Forest, LSTM, NARX |
|
|
Phân tích xu thế biến động các yếu tố thủy văn trên sông Hiếu, tỉnh Nghệ An
Số 91 (12/2024)
>
trang 61-68
|
Tải về (4670.35 KB)
Hoàng Đức Vinh*, Lê Văn Nghị, Nguyễn Ngọc Nam, Lê Hải Anh
|
Tóm tắt
Phân tích xu hướng biến động các yếu tố thủy văn là chìa khóa để hiểu được những thay đổi dòng chảy dài hạn và tìm được nguyên nhân của chúng. Nghiên cứu này sử dụng chuỗi dữ liệu 48 năm từ 1975 đến 2022 và áp dụng phương pháp phi tham số Mann-Kendall và ước tính độ dốc Sen’s slope để đánh giá xu thế và tốc độ biến đổi mưa, lưu lượng, mực nước tại Quỳ Châu và Nghĩa Khánh trên sông Hiếu. Các giá trị trung bình năm, trung bình mùa lũ/kiệt, trung bình tháng được phân tích và đánh giá xu thế. Kết quả cho thấy, các yếu tố thủy văn tại Quỳ Châu cơ bản ổn định, trong khi mực nước tại Nghĩa Khánh có xu thế suy giảm đáng kể, đặc biệt là giai đoạn 2011 -2022. Sự biến động này không phải do thay đổi của lượng mưa hay lưu lượng tại chính Nghĩa Khánh, mà nó phản ánh nguyên nhân do sự khai thác lòng sông đang ở mức báo động. Kết quả này góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên nước cũng như đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn cho hệ sinh thái và các công trình hạ du sông Hiếu. Từ khóa: Mann-Kendall, sông Hiếu, biến đổi, xu thế |
|
|
Nghiên cứu dự báo diễn biến mực nước mùa kiệt ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và biến đổi khí hậu
Số 91 (12/2024)
>
trang 69-77
|
Tải về (4601.53 KB)
Nguyễn Đăng Tính, Võ Văn Tiền*, Lê Văn Chín, Nguyễn Trịnh Chung
|
Tóm tắt
Diễn biến mực nước ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong mùa kiệt đến năm 2030 dưới tác động của biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội được mô phỏng bằng mô hình thủy lực MIKE 11HD. Số liệu để phục vụ cho việc tính toán được cập nhật mới nhất, để mô phỏng diễn biến mực nước sát với thực tế. Các kịch bản nguồn nước đến tương ứng với năm trung bình nước, năm ít nước và năm khan hiếm nước nghiêm trọng. Kết quả cho thấy, mực nước cao nhất và thấp nhất ở ĐBSCL đều cao hơn hiện trạng trong điều kiện bình thường (P=50%) và những năm ít nước (P=85%). Tuy nhiên, với những năm khan hiếm nước nghiêm trọng (P=95%), mực nước cao nhất và thấp nhất ở ĐBSCL đều thấp hơn hiện trạng, và tổng lượng dòng chảy phân bổ vào các khu vực ở ĐBSCL trong các kịch bản chỉ chiếm khoảng 15,5÷17,0% tổng lượng dòng chảy trong mùa kiệt. Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, biến đổi khí hậu, mô hình thủy lực, dòng chảy mùa kiệt |
|
|
Phân tích nguyên nhân sạt lở bờ hồ Bàu Trắng, xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
Số 91 (12/2024)
>
trang 78-84
|
Tải về (14358.04 KB)
Phạm Ngọc Thịnh*, Nguyễn Thị Mai Sương, Lê Xuân Bảo, Lê Ngọc Thanh
|
Tóm tắt
Bài báo này phân tích các nguyên nhân gây ra sạt lở bờ hồ Bàu Trắng, một hiện tượng đang diễn ra và gây lo ngại cho môi trường cũng như hoạt động du lịch tại khu vực này. Nghiên cứu đã xác định các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, bao gồm địa hình, địa chất, mực nước, cát bay, và hoạt động của con người, góp phần vào quá trình sạt lở. Đặc biệt, sự thay đổi mực nước và hoạt động của xe địa hình đã được chỉ ra là những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình này. Bài báo cũng nhấn mạnh rằng tình trạng sạt lở có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai do biến đổi khí hậu và các hoạt động con người tiếp tục diễn ra. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để chính quyền địa phương đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững khu vực Bàu Trắng. Từ khoá: Sạt lở, hồ Bàu Trắng, biến đổi khí hậu, hoạt động con người, thay đổi mực nước |
|
|
Đánh giá tác động và biện pháp giảm thiểu rủi ro trong khai thác dự án hồ chứa nước Ka Pét tỉnh Bình Thuận
Số 91 (12/2024)
>
trang 85-92
|
Tải về (1181.34 KB)
Lê Minh Thoa
|
Tóm tắt
Hồ Ka Pét là công trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc liên kết giữa các hệ thống hồ chứa hiện có trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Tạo kết nối, liên thông trong toàn hệ thống nhằm điều chuyển, hỗ trợ nguồn nước giữa các công trình thủy lợi lớn hồ Ka Pét - hồ Sông Móng - hồ Ba Bầu. Để khắc phục tình trạng thiếu nước, đặc biệt là vào mùa khô, việc xây dựng hồ Ka Pét để điều tiết lượng nước trong năm phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện Hàm Thuận Nam là cần thiết. Để giảm thiểu rủi ro trong quản lý khai thác các hồ chứa nước nói chung, hồ chứa nước Ka Pét tỉnh Bình Thuận nói riêng, tác giả thu thập số liệu và nghiên cứu việc quản lý hệ thống khai thác, vận hành dự án hồ chứa nước Ka Pét tỉnh Bình Thuận làm cơ sở cho việc quản lý khai thác, vận hành cho các hồ chứa nước ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Hệ thống khai thác, vận hành, hồ chứa nước Ka Pét, Bình Thuận |
|
|
Nghiên cứu khả năng sử dụng sợi Nylon để cải tạo tính thấm và lún cố kết của đất bazan khu vực Tây Nguyên
Số 91 (12/2024)
>
trang 93-99
|
Tải về (4459.41 KB)
Hoàng Thị Lụa*, Phạm Phú Vinh, Phạm Huy Dũng, Trần Thế Việt
|
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, sợi Nylon đã được nghiên cứu sử dụng trong lĩnh vực cải tạo đất xây dựng ở nhiều nước trên thế giới. Do đó, nghiên cứu về khả năng sử dụng sợi Nylon để cải tạo tính chất cơ học của đất bazan khu vực Tây Nguyên đã được thực hiện thông qua loạt thí nghiệm trong phòng. Các thí nghiệm được tiến hành với trường hợp không trộn sợi Nylon và trường hợp có trộn sợi Nylon ở các tỉ lệ trộn khác nhau (0,5%; 1% và 2% - tính theo khối lượng đất khô). Bài báo này sẽ tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của sợi Nylon đến tính thấm, tốc độ cố kết và đặc trưng nén lún của đất. Kết quả thí nghiệm cho thấy hệ số thấm của đất đã tăng 2 đến 10 lần sau khi có mặt sợi Nylon, do đó làm tăng tốc độ cố kết của đất. Tuy nhiên, việc tăng hệ số thấm không ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số thấm Ck, trong các trường hợp thí nghiệm, giá trị Ck không thay đổi đáng kể. Với sự có mặt của sợi Nylon, các chỉ số nén sơ cấp Cc của đất đã giảm đáng đáng kể và chỉ số nén thứ cấp Ca cũng được giảm nhẹ. Đối với độ lún của đất, tỉ lệ trộn 1% Nylon cho mức độ giảm nhiều nhất. Nói chung, sợi Nylon có tiềm năng trong cải tạo tính thấm (tăng tốc độ cố kết tức là rút ngắn thời gian chờ lún) cũng như trong cải tạo tính nén lún (giảm độ lún) của đất nghiên cứu. Từ khóa: Tốc độ cố kết, hệ số thấm, chỉ số thấm, chỉ số nén, sợi Nylon, đất bazan |
|
|
Nghiên cứu cải thiện cấu trúc mô hình phân tích đa tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nền đất yếu khi xây dựng đê biển Bắc Bộ
Số 91 (12/2024)
>
trang 100-104
|
Tải về (1415.30 KB)
Đỗ Phương Hà, Trương Hồng Sơn*, Nguyễn Văn Thìn
|
Tóm tắt
Đất nền ở các khu vực đồng bằng châu thổ nói chung và ở vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ nói riêng thuộc loại nền đất yếu. Trên thế giới và ở Việt Nam đã nghiên cứu các giải pháp công nghệ xử lý nền đất yếu khác nhau. Do có rất nhiều giải pháp với các ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng khác nhau nên nhóm nghiên cứu hướng tới việc sử dụng mô hình phân tích đa tiêu chí để lựa chọn giải pháp phù hợp. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu mô hình toán phân tích đa tiêu chí trước nay còn tồn tại hai vấn đề chính khiến việc triển khai chúng trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn và chưa thật sự thuyết phục. Nghiên cứu này tập trung phân tích và làm rõ quy trình áp dụng, hay khung tiếp cận đánh giá và sử dụng mô hình phân tích đa tiêu chí trong các kịch bản và trường hợp khác nhau. Từ khóa: Nền đất yếu, xử lý nền, đa tiêu chí, xây dựng đê biển |
|
|
|