Skip Navigation Links.
Collapse  Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường
 Số 93 (3/2025)
 Số 92 - Số Tiếng Anh (12/2024)
 Số 91 (12/2024)
 Số 90 (9/2024)
 Số 89 (6/2024)
 Số 88 (3/2024)
 Số 87 - Số Tiếng Anh (12/2023)
 Số 86 (12/2023)
 Số 85 (9/2023)
 Số 84 (6/2023)
 Số 83 (3/2023)
 Số 82 - Số Tiếng Anh (12/2022)
 Số 81 (12/2022)
 Số 80 (9/2022)
 Số 79 (6/2022)
 Số 78 (3/2022)
 Số 77 - Số Tiếng Anh (12/2021)
 Số 76 (12/2021)
 Số Đặc biệt (12/2021)
 Số 75 (9/2021)
 Số 74 (6/2021)
 Số 73 (3/2021)
 Số 72 - Số Tiếng Anh (12/2020)
 Số 71 (12/2020)
 Số 70 (9/2020)
 Số 69 (6/2020)
 Số 68 (3/2020)
 Số 67 (12/2019)
 Số Đặc biệt (10/2019)
 Số 66 (9/2019)
 Số 65 (6/2019)
 Số 64 (3/2019)
 Số 63 (12/2018)
 Số 62 (9/2018)
 Số 61 (6/2018)
 Số 60 (3/2018)
 Số 59 (12/2017)
 Số 58 (9/2017)
 Số 57 (6/2017)
 Số 56 (3/2017)
 Số 55 (11/2016)
 Số 54 (9/2016)
 Số 53 (6/2016)
 Số 52 (3/2016)
 Số 51 (12/2015)
 Số 50 (9/2015)
 Số 49 (6/2015)
 Số 48 (3/2015)
 Số 47 (12/2014)
 Số 46 (9/2014)
 Số 45 (6/2014)
 Số 44 (3/2014)
 Số 43 (12/2013)
 Số Đặc biệt (11/2013)
 Số 42 (9/2013)
 Số 41 (6/2013)
 Số 40 (3/2013)
 Số 39 (12/2012)
 Số 38 (9/2012)
 Số 37 (6/2012)
 Số 36 (3/2012)
 Số 35 (11/2011)
 Số Đặc biệt (11/2011)
 Số 34 (9/2011)
 Số 33 (6/2011)
 Số 32 (3/2011)
 Số 31 (12/2010)
 Số 30 (9/2010)
 Số 29 (6/2010)
 Số 28 (3/2010)
 Số 27 (11/2009)
 Số Đặc biệt (11/2009)
 Số 26 (9/2009)
 Số 25 (6/2009)
 Số 24 (3/2009)
 Số 23 (11/2008)
 Số 22 (9/2008)
 Số 21 (6/2008)
 Số 20 (3/2008)
 Số 19 (12/2007)
 Số 18 (9/2007)
 Số 17 (6/2007)
 Số 16 (3/2007)
 Số 15 (11/2006)
 Số 14 (8/2006)
 Số 13 (6/2006)
 Số 12 (3/2006)
 Số 11 (12/2005)
 Số 10 (9/2005)
 Số 9 (6/2005)
 Số 8 (2/2005)
 Số 7-C (11/2004)
 Số 7-V (11/2004)
 Số 7-N (11/2004)
 Số 7-K (11/2004)
 Số 7-NL (11/2004)
 Số 7-M (11/2004)
 Số 7-TH (11/2004)
 Số 7-LLCT (11/2004)
 Số 7-B (11/2004)
 Số 6 (9/2004)
 Số 5 (5/2004)
 Số 4 (02/2004)
 Số 3 (11/2003)
 Số 2 (9/2003)
 Số 1 (6/2003)
Số 88 (3/2024)



Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

Tháng 3 năm 2024

 
   
MỤC LỤC
Số 88 (3/2024) > trang 01-02 | Tải về (290.00 KB)
Nghiên cứu khả năng nâng cao công suất khả dụng của nhà máy thủy điện
Số 88 (3/2024) > trang 03-11 | Tải về (394.77 KB)
Hoàng Công Tuấn, Nguyễn Thế Tiến
Tóm tắt
Những ngày đầu tháng 6 năm 2023, mực nước hồ chứa của hầu hết các NMTĐ lớn ở miền Bắc đã xuống tiệm cận mực nước chết làm cho công suất khả dụng giảm mạnh. Trong khi đó, tháng 6 thường là tháng có nhu cầu phụ tải điện cao nhất trong năm nên đã gây ra thiếu hụt công suất, dẫn đến phải cắt điện một số khu vực ở miền Bắc. Để đảm bảo hệ thống điện vận hành ổn định, an toàn khi tích hợp tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng đòi hỏi phải bổ sung thêm nguồn điện có tính linh hoạt cao như thủy điện. Bài báo đưa ra cơ sở và phân tích đánh giá những ảnh hưởng đến công suất khả dụng, từ đó nghiên cứu đưa ra khả năng nâng cao công suất khả dụng các nhà máy thủy điện nhằm tăng khả năng tham gia của nguồn thủy điện trong cân bằng công suất của hệ thống. Kết quả áp dụng tính toán cho thủy điện Tuyên Quang đã minh chứng được tính hiệu quả của phương pháp luận đưa ra.
Từ khóa: Thủy điện, công suất khả dụng, hệ thống điện
Phục hồi định lý Goldstone cho mô hình hai lưỡng tuyến Higgs
Số 88 (3/2024) > trang 12-18 | Tải về (243.01 KB)
Đặng Thị Minh Huệ, Vũ Kim Thái
Tóm tắt
Bài báo này vận dụng phương pháp luận Cornwall–Jackiw–Tomboulis cho mô hình hai lưỡng tuyến Higgs ở gần đúng hai loop, đã tìm được điều kiện giới hạn căn chỉnh cho mô hình. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy khi hiệu chỉnh hợp lý thế hiệu dụng của mô hình thì một định lý Goldstone được nghiệm đúng.
Từ khoá: Cornwall–Jackiw–Tomboulis (CJT), mô hình chuẩn (SM), mô hình hai lưỡng tuyến Higgs - (2HDM), mô hình hai lưỡng tuyến Higgs căn chỉnh (A2HDM), đối xứng chẵn lẻ (CP)
Nghiên cứu lựa chọn mô hình học máy phù hợp trong xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở đất cho khu vực vùng núi tỉnh Quảng Ngãi
Số 88 (3/2024) > trang 19-27 | Tải về (420.72 KB)
Đoàn Viết Long, Nguyễn Chí Công, Nguyễn Tiến Cường
Tóm tắt
Học máy là một phương pháp hiện đại, được ứng dụng rộng rãi trong dự đoán nguy cơ sạt lở đất với rất nhiều loại mô hình khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng không có một mô hình học máy nào là tốt nhất cho các khu vực. Đối với khu vực vùng núi tỉnh Quảng Ngãi thường xuyên xảy ra sạt lở đất, nghiên cứu này đã sử dụng 5 thuật toán học máy: Logistic Regression, Support Vector Machine, Decision Tree, Random Forest và Extreme Gradient Boosting (XGBoost) để xây dựng mô hình dự đoán. Kết quả kiểm định và so sánh các mô hình thông qua các chỉ số thống kê và phương pháp ROC cho thấy mô hình XGBoost có hiệu quả dự đoán tốt nhất (ACC= 0.813, kappa = 0.625, AUC = 0.892). Mô hình này được lựa chọn để xây dựng để tính toán chỉ số nguy cơ và xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở đất. Kết quả đánh giá mật độ sạt lở đất và kiểm chứng thực tế cho thấy khả năng dự đoán rất tốt của bản đồ này.
Từ khóa: Học máy, Logictic Regression, SVM, Random Forest, XGBoost, ROC
Đánh giá hạn nông nghiệp khu vực phía Bắc tỉnh Đăk Nông sử dụng ảnh viễn thám và Google Earth Engine
Số 88 (3/2024) > trang 28-35 | Tải về (507.52 KB)
Bùi Mạnh Bằng, Hoàng Đức Vinh, Đỗ Anh Đức
Tóm tắt
Hạn hán là hiện tượng tự nhiên tác động mạnh mẽ đến môi trường, sản xuất và các hoạt động của con người. Là một đất nước nông nghiệp vùng nhiệt đới, nhiều nơi ở Việt Nam thường xuyên phải chịu tình trạng hạn hán kéo dài, gây nhiều thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng các bản đồ hạn hán cho các huyện Cư Jút, Đăk Mil và Krông Nô của tỉnh Đăk Nông. Chúng tôi sử dụng ảnh viễn thám Landsat 8 OLI dựa trên nền tảng Google Earth Engine để đánh giá hạn nông nghiệp thông qua các chỉ số khác biệt thực vật (NDVI), khác biệt về nước (NDWI) và chỉ số khác biệt về hạn hán (NDDI). Các bản đồ hạn hán trong mùa khô từ 2014 đến 2023 được thiết lập và từ đó, phân tích mức độ hạn hán khác nhau theo thời gian và không gian. Kết quả của nghiên cứu cung cấp những hiểu biết có giá trị cho nhà quản lý, cho phép họ theo dõi diễn biến của các đợt hạn hán và xây dựng các chiến lược hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của các đợt hạn hán kéo dài.
Từ khoá: Đăk Nông, Google Earth Engine, Landsat 8, NDVI, NDWI, NDDI
Nghiên cứu thực nghiệm và xây dựng mô hình toán học cho độ cứng tiếp xúc của lớp hạt trong mô hình mài mòn ba vật thể
Số 88 (3/2024) > trang 36-42 | Tải về (392.10 KB)
Đoàn Yên Thế
Tóm tắt
Mài mòn ba vật thể xảy ra thường xuyên trên các bề mặt tiếp xúc trong rất nhiều máy móc, thiết bị công nghiệp. Các nghiên cứu quá trình mài mòn thường dựa vào các mô hình thí nghiệm. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một phương pháp nghiên cứu dựa trên thực nghiệm để nghiên cứu độ cứng tiếp xúc của lớp cát silic bị giới hạn chuyển động nằm giữa hai bề mặt thép với áp lực vuông góc biến thiên từ 0.15kN tới 20kN. Dựa trên kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã xây dựng được hàm hồi quy phi tuyến biểu diễn độ cứng tiếp xúc của lớp hạt theo áp lực pháp tuyến. Kết quả dự báo của hàm hồi quy này cho thấy độ phù hợp tốt với kết quả đo đạc thực nghiệm. Hàm hồi quy này có thể sử dụng làm hàm đầu vào cho một số phương pháp mô phỏng mòn phù hợp.
Từ khoá: Độ cứng tiếp xúc, mài mòn ba vật thể, hàm hồi quy phi tuyến, nghiên cứu thực nghiệm
Động thái tích lũy P trong đất lúa và nước ngầm nông dưới ảnh hưởng của nước tưới ô nhiễm tích hợp phân bón
Số 88 (3/2024) > trang 43-49 | Tải về (372.33 KB)
Đinh Thị Lan Phương, Nguyễn Phan Việt
Tóm tắt
Trong bài báo này, tác động của nước tưới ô nhiễm tích hợp phân bón lên Photpho (P) trong nước ngầm nông và các tầng đất ở các độ sâu 35 cm, 70 cm, 120 cm được nghiên cứu. Thí nghiệm gồm 03 công thức (CT): Nước tưới ô nhiễm tích hợp phân bón (CT1), nước tưới không ô nhiễm (CT2) và nước tưới ô nhiễm không bón phân (CT 3). Kết quả cho thấy mặc dù hàm lượng P trong nước tưới cao, nhưng không có hiện tượng thấm P xuống các tầng đất sâu. Cụ thể là, nồng độ PO43- trong tất cả các CT giảm dần theo chiều sâu của đất. Riêng CT1 có hiện tượng thấm PO43- xuống tầng 35 cm hơn so với CT2 và CT3 từ 10 - 15%. Tuy nhiên PO43- bị cố định ngay trong tầng đất này ngăn cản sự thấm xuống các tầng sâu hơn. Không có sự khác biệt đáng kể giữa nồng độ PO43- của các tầng 70 cm và 120 cm của cả ba công thức. Về tích lũy P trong đất, hàm lượng P tổng số ở tầng 35 cm của CT1 cao hơn 0,01% và hàm lượng P dễ tiêu cao hơn từ 0,01 – 0,02 mg P2O5/100g so với các CT2 và CT3. Các tầng 70 cm và 120 cm cho kết quả tương tự nhau về hàm lượng P tổng số và P dễ tiêu.
Từ khóa: Tích lũy photpho, đất lúa, nước tưới ô nhiễm, phân bón
Nghiên cứu ứng dụng thuật toán điều khiển trượt cho điều khiển quỹ đạo chuyển động của Robot Scara
Số 88 (3/2024) > trang 50-56 | Tải về (391.78 KB)
Đoàn Yên Thế, Nguyễn Xuân Biên
Tóm tắt
Một trong những yêu cầu bắt buộc khi thiết kế, chế tạo và điều khiển Robot là phải xây dựng quỹ đạo chuyển động dành cho Robot. Để đảm bảo việc điều khiển quỹ đạo chuyển động của Robot bám sát với quỹ đạo đặt cho trước cần lựa chọn bộ điều khiển phù hợp nhất và từ đó tính toán các tham số của bộ điều khiển. Bài báo này nghiên cứu ứng dụng thuật toán điều khiển trượt (SMC) áp dụng xây dựng quỹ đạo chuyển động cho robot SCARA ba bậc tự do (3-Dof). Thuật toán này giải quyết được vấn đề kháng nhiễu cao giúp hệ thống hoạt động ổn định nên được sử dụng để điều khiển cho cả hệ thống tuyến tính và phi tuyến. Để làm rõ khả năng kháng nhiễu khi ứng dụng thuật toán này, bài báo này so sánh các đáp ứng quỹ đạo chuyển động của robot khi sử dụng bộ điều khiển trượt và bộ điều khiển PID. Kết quả mô phỏng được trình bày bằng phần mềm Matlab-Simulink cho thấy bộ điều khiển trượt hoạt động tốt trong cả hai trường hợp có nhiễu và không có nhiễu, giúp cho quỹ đạo thực của robot bám với quỹ đạo đặt cho trước.
Từ khóa: Robot SCARA, 3-Dof, điều khiển trượt (SMC), quỹ đạo chuyển động
Nghiên cứu thiết kế quạt ly tâm hiệu suất cao
Số 88 (3/2024) > trang 57-65 | Tải về (614.22 KB)
Nguyễn Thị Nhớ, Nguyễn Văn Tuấn
Tóm tắt
Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp mô phỏng số kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm để thiết kế quạt ly tâm được ứng dụng để cung cấp không khí, hút khói lò hơi hoặc dùng trong hệ thống sấy của nhà máy sản xuất công - nông nghiệp. Bài toán ổn định 3 chiều (3D) được sử dụng cho quạt có các thông số lưu lượng Q là 17.500 m3/h tại nhiệt độ không khí 170 oC với tốc độ quay guồng cánh n là 1950 vòng/phút. Các kết quả cho thấy, tại điểm thiết kế, chênh áp tổng đạt 3131,5 Pa và hiệu suất đạt 79,1%. Kết quả thực nghiệm đạt 81,64% khi đo test thực tế tại Nhơn Trạch - Đồng Nai ở điều kiện môi trường không có nhiệt độ 35÷36 oC. Độ lớn của vận tốc duy trì ổn định, không có giá trị cục bộ ngoại lệ, vận tốc lớn nhất trong guồng cánh đạt 98,87 m/s. Nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của một quy trình tích hợp từ thiết kế lý thuyết, mô phỏng, gia công chế tạo đến thực nghiệm. Đây là tài liệu tham khảo quan trọng hỗ trợ cho kỹ sư trong nước trong việc nắm bắt công nghệ thiết kế và chế tạo quạt ly tâm.
Từ khóa: Quạt ly tâm, mô phỏng, thực nghiệm, guồng cánh
Đánh giá tính năng kỹ thuật và phát thải của động cơ CNG được chuyển đổi từ động cơ xăng khi sử dụng phụ gia Maz-nitro
Số 88 (3/2024) > trang 66-72 | Tải về (446.39 KB)
Nguyễn Thanh Bình*, Vũ Quốc Hiến, Vũ Quang Anh, Nguyễn Thành Trung
Tóm tắt
Khí thiên nhiên là nhiên liệu thay thế cho động cơ đốt trong có tiềm năng lớn vì đáp ứng được các tiêu chí về phát thải và trữ lượng lớn. Tuy nhiên, khi chuyển đổi động cơ xăng sang sử dụng CNG mà không thay đổi kết cấu làm giảm công suất động cơ. Để khắc phục nhược điểm này, có thể sử dụng một biện pháp đơn giản và hiệu quả là sử dụng phụ gia nhiên liệu. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá tính năng kỹ thuật và phát thải của động cơ CNG được chuyển đổi từ động cơ xăng khi sử dụng phụ gia maz-nitro. Kết quả cho thấy, khi bổ sung phụ gia Maz-nitro trong động cơ phun CNG thì công suất tăng 6,5%, tiêu hao nhiên liệu giảm 5,0%, phát thải CO giảm 25% ÷ 35%, HC giảm 27% ÷ 34% trong khi NOx không cải thiện nhiều so với trường hợp phun CNG không bổ sung phụ gia.
Từ khóa: Khí thiên nhiên nén (CNG), động cơ CNG, phụ gia Maz-nitro
Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước dưới đất trong các giồng cát trên địa bàn tỉnh Bến Tre bằng phương pháp mô hình số
Số 88 (3/2024) > trang 73-79 | Tải về (661.43 KB)
Trần Văn Quang, Nguyễn Thị Nhớ, Nguyễn Huy Vượng
Tóm tắt
Nghiên cứu này trình bày kết quả đánh giá tài nguyên nước dưới đất cho thấu kính nước nhạt trong các giồng cát tỉnh Bến Tre. Kết quả cho thấy, thấu kính nước nhạt trong giồng cát có thành phần chủ yếu là cát hạt mịn, nâu vàng, xám ghi thuộc thống Holocen nguồn gốc biển gió (mvQ23). Nước ngọt tồn tại trong giồng cát dạng tầng chứa nước lỗ hổng, không áp, nguồn nước cung cấp chủ yếu từ nước mưa rơi trên bề mặt thấm xuống, mực nước ngầm thay đổi theo mùa và thay đổi từ 0,1 đến 2,5m. Tài nguyên nước dưới đất của các thấu kính nước trong các giồng cát tỉnh Bến Tre là 47746 m3/ngđ, trữ lượng có thể khai thác để đảm bảo an toàn là 11040 m3/ngđ, chiếm 23,1% trữ lượng tài nguyên nước dưới đất.
Từ khóa: Tài nguyên nước dưới đất, trữ lượng có thể khai thác, giồng cát, Bến Tre
Đánh giá diễn biến hạn thủy văn lưu vực sông Sedone, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào bằng chỉ số cấp nước mặt (SWSI)
Số 88 (3/2024) > trang 80-88 | Tải về (626.68 KB)
Phoutsadee Sida, Nguyễn Quang Phi, Nguyễn Hoàng Sơn
Tóm tắt
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu diễn biến hạn thủy văn lưu vực sông Sedone, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2001 – 2022. Trên cơ sở tổng quan các chỉ số tính hạn thủy văn và số liệu hiện có, nghiên cứu đã sử dụng chỉ số cấp nước mặt (SWSI) với chuỗi số liệu về lượng mưa, lưu lượng dòng chảy và mực nước hồ chứa để đánh giá diễn biến hạn theo thời gian. Kết quả nghiên cứu thể hiện rằng (i) Chỉ số cấp nước mặt (SWSI) để đánh giá hạn thủy văn cho lưu vực sông Sedone, Lào là chỉ số được đánh giá phù hợp, nắm bắt tốt các đợt hạn điển hình đã xảy ra, độ chính xác các tháng hạn đạt 85% đến 95%, (ii) Số năm xảy ra hạn vừa nhiều nhất gồm các năm 2003, 2006, 2010, 2012 và năm 2022. Số năm xảy ra hạn nặng tại lưu vực, gồm các năm 2001, 2004, 2005, 2011, 2015 và năm 2019. Các năm còn lại là hạn khô và gần như bình thường. Tần suất xuất hiện hạn cao nhất vào tháng 4 (75%) và tháng 1 (50%), đây cũng là tháng trong năm thường xảy ra hạn thủy văn nặng.
Từ khóa: Chỉ số SWSI, hạn thủy văn, lưu vực sông Sedone, Lào
Tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện về đầu tư công tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Số 88 (3/2024) > trang 89-97 | Tải về (285.33 KB)
Nguyễn Ngọc Sơn
Tóm tắt
Trên cơ sở hoạt động giám sát, Hội đồng nhân dân kịp thời đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền các giải pháp nhằm tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục kịp thời tồn tại, hạn chế để thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân đề ra. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng và tìm ra các hạn chế trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Hoài Đức về đầu tư công, qua đó đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện về đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Từ khóa: Hội đồng nhân dân, hoạt động giám sát, đầu tư công
Ứng dụng thuật toán CNN-1D để dự đoán cường độ chịu nén của bê tông sử dụng cho các công trình biển
Số 88 (3/2024) > trang 98-104 | Tải về (425.13 KB)
Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Phương Thảo
Tóm tắt
Cường độ chịu nén của bê tông là một chỉ tiêu quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc xác định khả năng chịu tải và độ bền của công trình. Đối với bê tông thường, cường độ nén có thể dự đoán thông qua các công thức thực nghiệm đã được xây dựng có sẵn. Với bê tông ứng dụng cho công trình biển, việc dự đoán được cường độ chịu nén khó khăn hơn do tổ hợp các thành phần vật liệu phức tạp và không có các công thức thực nghiệm có sẵn cho loại bê tông này. Bài báo đề cập đến việc sử dụng các mô hình học máy với thuật toán CNN-1D để dự đoán cường độ chịu nén của bê tông có sử dụng các loại phụ gia ứng dụng cho công trình biển. Bộ dữ liệu chạy mô hình gồm 1093 mẫu chia thành 2 phần theo tỷ lệ train:test là 70:30, ngoài ra sử dụng 42 mẫu để kiểm định độ chính xác của mô hình. Kết quả chạy thử cho thấy độ chính xác của mô hình xây dựng được tương đối tốt. Kết quả mô hình có thể giúp cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành sử dụng như một công cụ hỗ trợ quá trình tính toán xác định thành phần bê tông, giảm thời gian và nâng cao chất lượng thực nghiệm.
Từ khóa: Học máy, thuật toán, dự đoán, cường độ nén của bê tông, công trình biển
Nghiên cứu lựa chọn hình thức kết cấu và kích thước hợp lý cho cửa van đẩy ngang nhịp lớn trong âu tàu
Số 88 (3/2024) > 105-111 | Tải về (824.56 KB)
Vũ Hoàng Hưng, Nguyễn Đức Toàn, Bùi Phi Hùng, Nguyễn Thùy Linh
Tóm tắt
Hiện nay, giải pháp công trình nhằm tạo kết nối tuyến vận tải ven biển với các cảng đường thủy trên sông giúp rút ngắn thời gian hành trình của tàu và tiết kiệm chi phí đang được quan tâm đầu tư nghiên cứu tại Việt Nam. Từ yêu cầu xây dựng các tuyến kênh dài, với chiều rộng thông thủy đảm bảo cho tàu lớn qua lại kéo theo việc tìm ra hình thức kết cấu cửa van vận hành an toàn, phù hợp với cảnh quan. Hình thức cửa van đóng mở âu tầu ở nước ta chủ yếu là cửa van chữ nhất hoặc chữ nhân. Một dạng kết cấu cửa van đơn giản, đảm bảo an toàn ổn định khi vận hành đã được sử dụng nhiều trên thế giới phải kể đến là cửa van đẩy ngang. Các vấn đề về thiết kế kết cấu hình học hợp lý, tối ưu về khối lượng cho hình thức cửa van này sẽ trình bày trong bài báo này để làm cơ sở ban hành các tiêu chuẩn thiết kế loại hình cửa van này tại Việt Nam.
Từ khóa: Cửa van đẩy ngang, cảng đường sông, âu thuyền nhịp lớn
12