Skip Navigation Links.
Collapse  Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường
 Số 93 (3/2025)
 Số 92 - Số Tiếng Anh (12/2024)
 Số 91 (12/2024)
 Số 90 (9/2024)
 Số 89 (6/2024)
 Số 88 (3/2024)
 Số 87 - Số Tiếng Anh (12/2023)
 Số 86 (12/2023)
 Số 85 (9/2023)
 Số 84 (6/2023)
 Số 83 (3/2023)
 Số 82 - Số Tiếng Anh (12/2022)
 Số 81 (12/2022)
 Số 80 (9/2022)
 Số 79 (6/2022)
 Số 78 (3/2022)
 Số 77 - Số Tiếng Anh (12/2021)
 Số 76 (12/2021)
 Số Đặc biệt (12/2021)
 Số 75 (9/2021)
 Số 74 (6/2021)
 Số 73 (3/2021)
 Số 72 - Số Tiếng Anh (12/2020)
 Số 71 (12/2020)
 Số 70 (9/2020)
 Số 69 (6/2020)
 Số 68 (3/2020)
 Số 67 (12/2019)
 Số Đặc biệt (10/2019)
 Số 66 (9/2019)
 Số 65 (6/2019)
 Số 64 (3/2019)
 Số 63 (12/2018)
 Số 62 (9/2018)
 Số 61 (6/2018)
 Số 60 (3/2018)
 Số 59 (12/2017)
 Số 58 (9/2017)
 Số 57 (6/2017)
 Số 56 (3/2017)
 Số 55 (11/2016)
 Số 54 (9/2016)
 Số 53 (6/2016)
 Số 52 (3/2016)
 Số 51 (12/2015)
 Số 50 (9/2015)
 Số 49 (6/2015)
 Số 48 (3/2015)
 Số 47 (12/2014)
 Số 46 (9/2014)
 Số 45 (6/2014)
 Số 44 (3/2014)
 Số 43 (12/2013)
 Số Đặc biệt (11/2013)
 Số 42 (9/2013)
 Số 41 (6/2013)
 Số 40 (3/2013)
 Số 39 (12/2012)
 Số 38 (9/2012)
 Số 37 (6/2012)
 Số 36 (3/2012)
 Số 35 (11/2011)
 Số Đặc biệt (11/2011)
 Số 34 (9/2011)
 Số 33 (6/2011)
 Số 32 (3/2011)
 Số 31 (12/2010)
 Số 30 (9/2010)
 Số 29 (6/2010)
 Số 28 (3/2010)
 Số 27 (11/2009)
 Số Đặc biệt (11/2009)
 Số 26 (9/2009)
 Số 25 (6/2009)
 Số 24 (3/2009)
 Số 23 (11/2008)
 Số 22 (9/2008)
 Số 21 (6/2008)
 Số 20 (3/2008)
 Số 19 (12/2007)
 Số 18 (9/2007)
 Số 17 (6/2007)
 Số 16 (3/2007)
 Số 15 (11/2006)
 Số 14 (8/2006)
 Số 13 (6/2006)
 Số 12 (3/2006)
 Số 11 (12/2005)
 Số 10 (9/2005)
 Số 9 (6/2005)
 Số 8 (2/2005)
 Số 7-C (11/2004)
 Số 7-V (11/2004)
 Số 7-N (11/2004)
 Số 7-K (11/2004)
 Số 7-NL (11/2004)
 Số 7-M (11/2004)
 Số 7-TH (11/2004)
 Số 7-LLCT (11/2004)
 Số 7-B (11/2004)
 Số 6 (9/2004)
 Số 5 (5/2004)
 Số 4 (02/2004)
 Số 3 (11/2003)
 Số 2 (9/2003)
 Số 1 (6/2003)
Số 67 (12/2019)



Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

Tháng 12 năm 2019

 
   
MỤC LỤC
Số 67 (12/2019) > trang 01-02 | Tải về (194.19 KB)
Phân vùng khai thác nước dưới đất nhằm định hướng cho việc quản lý khai thác sử dụng bền vững nguồn nước vùng bán đảo Cà Mau
Số 67 (12/2019) > trang 03-10 | Tải về (1307.56 KB)
Nguyễn Đăng Tính, Đổng Uyên Thanh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Ngô Đức Chân
Tóm tắt
Hệ thống nước dưới đất (NDĐ) vùng Bán đảo Cà Mau (BĐCM) có 6 tầng chứa nước chính (không kể tầng qh rất nghèo nước). Trong đó có 4 tầng chứa nước được khai thác sử dụng chính là tầng qp2-3, qp1, n22 và n21, hai tầng thứ yếu là tầng qp3 và tầng n13. Mặc dù các tầng chứa nước phân bố toàn vùng nhưng do diện phân bố nước nhạt/mặn đan xen trên các mặt cắt rất phức tạp nên việc quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước gặp nhiều khó khăn. Bài báo đã hệ thống hóa thông tin các tầng chứa thành Bản đồ phân vùng khai thác NDĐ tỷ lệ 1:200.000 để cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác quản lý nguồn nước tại từng vùng kinh tế - xã hội (KT-XH).
Từ khóa: Bán đảo Cà Mau, Nước ngầm, Trữ lượng khai thác tiềm năng, phân vùng khai thác nước dưới đất.
Đánh giá ảnh hưởng của độ thiếu hụt nước trong giai đoạn đầu đến sự sinh trưởng và cấu thành năng suất của cây ngô
Số 67 (12/2019) > trang 11-15 | Tải về (258.50 KB)
Hoàng Cẩm Châu, Trần Viết Ổn, Nguyễn Quang Phi
Tóm tắt
Việc tăng sản lượng lương thực với nguồn nước sẵn có hạn chế là rất quan trọng trong hoạt động canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động sinh lý của cây trồng chịu ảnh hưởng từ chế độ quản lý nước trên ruộng, qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng, cũng là yếu tố hạn chế lớn nhất đối với mục tiêu tăng sản lượng trên toàn thế giới. Vì vậy, nghiên cứu chế độ tưới phù hợp nhằm giúp cây trồng sử dụng nước hiệu quả hơn mà không hạn chế sự phát triển của cây mang lại hiệu quả tiết kiệm nước và tăng sản nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Từ khoá: cây ngô, chế độ tưới, thiếu hụt nước, thích nghi hạn hán
Sử dụng tổ hợp phụ gia khoáng tro trấu và xỉ lò cao kết hợp phụ gia siêu dẻo thế hệ mới để chế tạo bê tông tự lèn ứng dụng trong các công trình thủy lợi
Số 67 (12/2019) > trang 16-22 | Tải về (354.40 KB)
Nguyễn Quang Phú
Tóm tắt
Sử dụng tro trấu, xỉ lò cao hoạt tính và phụ gia siêu dẻo chế tạo bê tông tự lèn có tính công tác tốt, cường độ nén cao, phù hợp cho thi công các công trình Thủy lợi. Khi thay thế chất kết dính bằng 15% tro trấu và 30% xỉ lò cao hoạt tính, kết hợp lượng dùng phụ gia siêu dẻo hợp lý sẽ chế tạo được bê tông tự lèn có cường độ nén đạt mác 30 đến 60MPa. Bê tông tự lèn chế tạo đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cho thi công các công trình Thủy lợi.
Từ khóa: Bê tông tự lèn; Xỉ lò cao hoạt tính; Tro trấu; Phụ gia siêu dẻo
Phương pháp xử lý mây và bóng mây theo thời gian cho ảnh Landsat 5/8 trên nền Google Earth Engine
Số 67 (12/2019) > trang 23-31 | Tải về (2987.66 KB)
Phạm Văn Chiến, Nguyễn Văn Giang, Lê Vũ Việt Phong, Trần Anh Phương
Tóm tắt
Ảnh vệ tinh là nguồn dữ liệu đa dạng và phong phú, với các mức độ chi tiết khác nhau theo không gian và thời gian, và thường được sử dụng để giám sát biến đổi khí hậu, thảm họa, quản lý tài nguyên nước của lưu vực sông và các vùng đất ngập nước. Tuy nhiên, mây và bóng mây thường che phủ một phần diện tích của hầu hết các ảnh vệ tinh, đòi hỏi cần phải có những xử lý đặc biệt để cải thiện độ chính xác và để thể hiện kết quả một cách tốt nhất. Trong bài báo này, phương pháp xử lý mây và bóng mây theo thời gian bao gồm ba bước chính: (i) hiệu chỉnh hệ số bức xạ, (ii) xác định và nhận diện các pixels có mây và bóng mây, (iii) khôi phục lại các pixels có mây và bóng mây sử dụng dữ liệu từ ảnh tham khảo) đã được thực hiện trên nền tảng của Google Earth Engine sử dụng ngôn ngữ lập trình Java Script, và sau đó nó được áp dụng để loại bỏ mây và bóng mây trong 35 ảnh Landsat 5/8 (với tỷ lệ che phủ của mây và bóng mây nhỏ hơn 10%) được thu thập từ năm 1984 đến 2018. Kết quả thể hiện rằng phương pháp xử lý mây và bóng mây theo thời gian đã được xây dựng và áp dụng thành công cho tập ảnh Landsat 5/8 đã lựa chọn. Đồng thời, một cải tiến lớn về khả năng tính toán so với việc sử dụng các phần mềm truyền thống như ENVI và một tiềm năng lớn để xử lý ảnh vệ tinh với tỷ lệ không gian rộng lớn cũng đã được thể hiện. Hơn nữa, sử dụng nền tảng GEE còn cho phép tận dụng tất cả các ảnh vệ tinh để xem xét sự phân bố theo không gian và sự thay đổi theo thời gian của các yếu tố quan tâm liên quan.
Từ khoá: Ảnh Landsat 5/8, Xử lý mây, Google Earth Engine, Đồng bằng sông Cửu Long
Ảnh hưởng của chiều dài dòng nước mưa hình thành trên cáp dây văng đến hiệu ứng gió mưa kết hợp
Số 67 (12/2019) > trang 32-38 | Tải về (413.59 KB)
Trương Việt Hùng, Vũ Quang Việt, Trần Ngọc An
Tóm tắt
Bài báo nghiên cứu các tác động của tính liên tục của dòng nước mưa hình thành trên bề mặt cáp đến dao động của cáp do hiệu ứng gió-mưa kết hợp gây ra trong cầu dây văng. Các cáp dây văng được mô hình hóa như một mô hình 3D được xây dựng dựa trên lý thuyết tuyến tính về dao động của cáp và thuật toán sai phân trung tâm. Ảnh hưởng của tốc độ gió theo chiều cao cũng được xem xét. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biên độ dao động của cáp tỷ lệ thuận với chiều dài của dòng nước trên bề mặt cáp nhưng tỷ lệ nghịch với số đoạn của dòng nước. Ảnh hưởng của dao động của cáp do hiệu ứng gió-mưa kết hợp được giảm đáng kể nếu sự liên tục của dòng nước mưa được ngăn chặn.
Từ khóa: Cáp văng; Gió-mưa kết hợp; Dao động; Khí động lực học; Cầu dây văng
Nghiên cứu chính sách hồ chứa thủy điện nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu nước lưu vực sông Bé
Số 67 (12/2019) > trang 39-45 | Tải về (380.25 KB)
Nguyễn Thị Thùy Linh, Frederick N.-F. Chou
Tóm tắt
Việc quản lý các nguồn nước của lưu vực sông Bé nằm thuộc lưu vực sông Đồng Nai cho đến nay chủ yếu chú trọng vào nhiệm vụ thủy điện. Tuy nhiên, khi nhu cầu nước sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp ngày càng tăng, cần thiết và cấp bách có các chính sách quản lý nước toàn diện để khả năng đáp ứng vấn đề gia tăng lượng nước yêu cầu này. Do đó, nhiệm vụ chính của nghiên cứu này là đề xuất chính sách hiệu quả hơn để tăng lượng điện tạo ra cũng như giảm thiểu tình trạng thiếu nước ở khu vực nghiên cứu. Mô hình GWASIM (Chou and Wu, 2010), dựa trên Network Flow Programming được áp dụng trong nghiên cứu này, để mô phỏng năng lượng thủy điện và việc phân bổ tài nguyên nước. Các chính sách quy định về điều hành hồ chứa thủy điện được đánh giá và so sánh trong nghiên cứu này. Khi nhu cầu nước sinh hoạt và công nghiệp được ưu tiên cung cấp trước và phát điện có ưu tiên đứng thứ hai, kết quả cho thấy chỉ số thiếu hụt nước của tất cả khu tưới giảm mạnh. Chính sách vận hành các liên hồ chứa cải tiến này có thể cải thiện hiệu quả sản xuất năng lượng từ thủy điện cũng như tăng khả năng cung cấp nước phục vụ nước sinh hoạt cũng như nông nghiệp.
Từ khóa: Hồ chứa, cấp nước, hệ thống hồ bậc thang, mô phỏng
Nghiên cứu giải pháp hồ sinh thái nhằm chủ động giảm thiểu úng ngập do mưa tại khu đô thị mới vùng đồng bằng sông Cửu Long
Số 67 (12/2019) > trang 46-53 | Tải về (370.95 KB)
Ngô Văn Quận
Tóm tắt
Mục đích chính của nghiên cứu là tập trung xác định phần trăm quỹ đất ở mỗi khu đô thị mới nên dành bao nhiêu diện tích để xây dựng hồ sinh thái dựa trên các trận mưa gây úng ngập trong các khu đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL). Kết quả nghiên cứu cho thấy, cần dành diện tích hồ là F=10.3% diện tích đô thị, với độ sâu hồ H=4.5m có thể đảm bảo trữ được toàn bộ lượng nước mưa gây úng ngập. Đây thực sự là một giải pháp chủ động giảm thiểu úng ngập dựa trên cách tiếp cận đa mục tiêu của hồ như giảm thiểu úng ngập do các trận mưa lớn bất thường gây ra; đảm bảo cung cấp nước ngọt nhằm giảm nhu cầu khai thác nước ngầm, từ đó giảm thiểu sụt lún đất tại các khu đô thị vùng ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp một phương pháp hữu ích trong công tác quản lý ngập lụt đô thị, quản lý khai thác tài nguyên nước mưa; giúp các nhà hoạch địch chính sách ra quyết định trong quy hoạch đô thị mới vùng ĐBSCL.
Từ khoá: Úng ngập, khai thác nước ngầm quá mức, đô thị hóa, hồ sinh thái đa mục tiêu
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đường quan hệ cường độ mưa – thời đoạn – tần suất và mô hình mưa thiết kế tại Hà Nội
Số 67 (12/2019) > trang 54-62 | Tải về (790.31 KB)
Ngô Lê An, Phạm Mỹ Linh, Nguyễn Thanh Thuỷ
Tóm tắt
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một vấn đề nóng hiện nay với những tác động mạnh mẽ tới các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó có sự thay đổi của mưa cực trị. Bài báo này nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến đường quan hệ cường độ mưa - thời đoạn - tần suất và mô hình mưa thiết kế tại Hà Nội. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp Tỷ lệ đơn giản nhằm chi tiết hoá lượng mưa thời đoạn dài thiết kế về các thời đoạn ngắn hơn. Mô hình mưa thiết kế được xây dựng theo phương pháp Khối xen kẽ. Sự thay đổi về lượng mưa trong tương lai theo các kịch bản BĐKH được mô phỏng bằng bốn mô hình khí hậu vùng (RCM). Kết quả mô phỏng của các mô hình này được hiệu chỉnh sai số nhằm phù hợp với điều kiện địa phương. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, dù có sự khác biệt định lượng đáng kể giữa các mô hình khí hậu, đường IDF có xu thế tăng mạnh ở cả hai trạm đo Láng và Hà Đông ở các tần suất và thời đoạn khác nhau. Tương ứng, các mô hình mưa thiết kế cũng cho sự gia tăng về đỉnh mưa so với thời kì nền.
Từ khoá: Biến đổi khí hậu, IDF, mô hình mưa thiết kế, Hà Nội...
Nghiên cứu hiện tượng ao xoáy/dòng Rip và công nghệ cảnh báo nâng cao an toàn tắm biển tại khu vực Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu
Số 67 (12/2019) > trang 63-70 | Tải về (4048.19 KB)
Mai Văn Công, Đinh Nhật Quang
Tóm tắt
Khu vực Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam với bãi tắm dài và đẹp, số ngày nắng trong năm nhiều, thu hút một số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Hoạt động tắm biển từ lâu là một hoạt động vui chơi, được nhiều người yêu thích của du khách khi đến khu vực này, tuy nhiên nguy cơ tai nạn có thể xảy đến bất cứ lúc nào khi đang tận hưởng niềm vui tắm biển nếu không may gặp phải “ao xoáy” (hay còn có tên gọi là dòng Rip, rip curents). Mặc dù, công tác cứu hộ và cảnh báo dòng Rip tại bãi biển này được đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây, tuy nhiên những tai nạn đáng tiếc có nguyên nhân chính là dòng Rip vẫn xảy ra. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu ban đầu về tính chất, đặc trưng ao xoáy và công nghệ cảnh báo phát hiện ao xoáy tại khu vực Bãi Sau bằng phương pháp giải đoán dòng quang từ tín hiệu camera giám sát bãi biển. Kết quả nghiên cứu đã và đang từng bước được ứng dụng để hỗ trợ lực lượng cứu hộ trong việc giám sát nâng cao an toàn cho du khách tắm biển tại đây.
Từ khóa: Ao xoáy, dòng rips, dòng quang, an toàn bơi, camera giám sát bãi biển
Phân tích ổn định mái đập đá đổ bằng phương pháp phần tử rời rạc
Số 67 (12/2019) > trang 71-77 | Tải về (1493.54 KB)
Nguyễn Thanh Hải
Tóm tắt
Hiện nay việc tính toán hệ số mái cho các loại đập đá đổ vẫn còn nhiều hạn chế trong các nghiên cứu ở Việt Nam. Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng phương pháp phần tử rời rạc DEM để phân tích sự tương tác giữa các phần tử đá bên trong thân đập, ảnh hưởng đến ổn định mái của đập. Trong mô hình 2 chiều (2D), các phần tử đá được mô phỏng bởi các phần tử hoàn toàn cứng có hình dạng đa giác. Các hạt này không bị biến dạng. Nghiên cứu này chỉ xét đến ảnh hưởng của trọng lực lên đập, kết quả nghiên cứu thể hiện miền thể tích của những phần tử có chuyển vị lớn, xu hướng bứt phá ra khỏi kết cấu mái đập. Bằng phương pháp DEM, chúng tôi xác định được hệ số ổn định mái đập cho các phần thể tích, chỉ rõ vị trí trượt mái của kết cấu đập. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện trường vận tốc của phần trượt mái.
Từ khóa:Vật liệu rời rạc, ổn định mái đập, hệ số ổn định mái, đập đá đổ, phương pháp phần tử rời rạc
Nghiên cứu các đặc trưng thủy động lực của dòng chảy lũ khu vực phân lưu: Áp dụng cho phân lưu sông Hồng – sông Đuống
Số 67 (12/2019) > trang 78-86 | Tải về (1437.34 KB)
Phạm Văn Chiến
Tóm tắt
Trong bài báo này, mô hình MIKE 21FM đã được áp dụng để mô phỏng vận tốc, mực nước và lưu lượng dòng chảy lũ khu vực phân lưu sông Hồng - sông Đuống. Chuỗi dòng chảy ngày mùa lũ năm 2014 và 2018 được sử dụng để đánh giá độ nhạy thông số, hiệu chỉnh và kiểm định mô hình. Kết quả mô phỏng thể hiện rằng sai số căn quân phương (RMSE) và tuyệt đối trung bình (MAE) của mực nước tại Bá Giang, Liên Mạc, Hà Nội, Xuân Quan và Thượng Cát nhỏ hơn 7% biên độ độ sâu dòng chảy ghi nhận tại trạm, hệ số tương quan r và NSE rất gần một. Giá trị RMSE và MAE của lưu lượng tại Hà Nội và Thượng Cát chỉ bằng 6% biên độ lưu lượng thực đo, hệ số r và NSE lớn hơn 0.84. Kết quả mô phỏng vận tốc dòng chảy của trận lũ điển hình năm 1971 và 1996 thể hiện rằng vận tốc dòng chảy thay đổi từ -1.5 đến 4.5 m/s. Dòng chảy từ sông Hồng qua sông Đuống bằng khoảng 30% lưu lượng trước phân lưu.
Từ khoá: MIKE 21FM, Sông Hồng, Sông Đuống, Phân lưu sông Hồng - Đuống
Dự đoán mô đun đàn hồi của bê tông tự lèn sử dụng tổ hợp phụ gia khoáng tro trấu và xỉ lò cao
Số 67 (12/2019) > trang 87-92 | Tải về (228.33 KB)
Nguyễn Quang Phú
Tóm tắt
Khi thay thế chất kết dính bằng 15% tro trấu và 30% xỉ lò cao hoạt tính, kết hợp lượng dùng phụ gia siêu dẻo hợp lý sẽ chế tạo được bê tông tự lèn có cường độ nén đạt mác từ 30 đến 60MPa, bê tông tự lèn có tính công tác tốt, cường độ nén cao, phù hợp cho thi công các công trình Thủy lợi. Từ kết quả thí nghiệm cường độ nén, dự đoán mô đun đàn hồi của bê tông, công thức thực nghiệm đảm bảo độ tin cậy cho dự đoán mô đun đàn hồi của các mác bê tông tự lèn thiết kế.
Từ khóa: Bê tông tự lèn; Xỉ lò cao hoạt tính; Tro trấu; Phụ gia siêu dẻo; Cường độ nén; Mô đun đàn hồi
Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây chậm tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam
Số 67 (12/2019) > trang 93-100 | Tải về (285.81 KB)
Nguyễn Hữu Huế, Nguyễn Văn Sơn
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu các nhân tố gây chậm tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam. Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc gây chậm tiến độ trong quá trình thi công công trình. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích để xác định các nhân tố rủi ro gây chậm tiến độ thi công, từ đó tiến hành khảo sát các cá nhân tham gia trong việc thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án các công trình thủy lợi thủy điện trong cả nước. Sau khi phân tích 310 mẫu hợp lệ thu được, dựa trên phần mềm phân tích thống kê để đánh giá định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Thông qua phân tích định lượng cho thấy các nhân tố bất thường trên công trường (tai nạn lao động, thủy văn, dòng chảy, thời tiết khắc nghiệt…) và nhân tố liên quan đến kỹ thuật của nhà thầu thi công (lập tiến độ không hợp lý, công nghệ thi công lạc hậu, nhân công không chuyên nghiệp…) là những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc chậm tiến độ thi công các công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam.
Từ khóa: Nhân tố gây chậm tiến độ thi công, rủi ro
Một số sự cố và bài học kinh nghiệm trong quá trình thi công đập đá đổ bản mặt bê tông Cửa Đạt–Thanh Hóa
Số 67 (12/2019) > trang 101-109 | Tải về (2338.08 KB)
Trần Văn Toản, Lê Văn Hùng, Nguyễn Cảnh Thái
Tóm tắt
Hồ chứa nước Cửa Đạt đã được khởi công xây dựng từ năm 2005 và hoàn thành năm 2010. Hồ chứa có kết cấu đập dâng nước là loại đập đá đổ có bản mặt chống thấm bằng bê tông cốt thép (Concrete Face Rockfill Dam - CFRD) (Bộ NN&PTNT, 2004; HECI, 2004). Đến nay, Hồ chứa nước Cửa Đạt đã đi vào hoạt động an toàn được gần 10 năm. Tuy nhiên, trong quá trình thi công công trình đã xảy ra một số sự cố kỹ thuật đáng tiếc làm tăng chi phí đầu tư xây dựng mà các kỹ sư tư vấn chưa lường trước được. Chính vì vậy, bài báo này sẽ tổng kết một vài sự cố lớn, phân tích nguyên nhân và biện pháp khắc phục làm bài học kinh nghiệm cho các cán bộ thiết kế, thi công và quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện sau này, đặc biệt là các công trình xây dựng theo công nghệ CFRD.
Từ khóa: Cửa Đạt, đập đá đổ, bản mặt bê tông, sự cố vỡ đập, tiêu nước ngược, thoát không
12