Skip Navigation Links.
Collapse  Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường
 Số 87 - Số Tiếng Anh (12/2023)
 Số 86 (12/2023)
 Số 85 (9/2023)
 Số 84 (6/2023)
 Số 83 (3/2023)
 Số 82 - Số Tiếng Anh (12/2022)
 Số 81 (12/2022)
 Số 80 (9/2022)
 Số 79 (6/2022)
 Số 78 (3/2022)
 Số 77 - Số Tiếng Anh (12/2021)
 Số 76 (12/2021)
 Số Đặc biệt (12/2021)
 Số 75 (9/2021)
 Số 74 (6/2021)
 Số 73 (3/2021)
 Số 72 - Số Tiếng Anh (12/2020)
 Số 71 (12/2020)
 Số 70 (9/2020)
 Số 69 (6/2020)
 Số 68 (3/2020)
 Số 67 (12/2019)
 Số Đặc biệt (10/2019)
 Số 66 (9/2019)
 Số 65 (6/2019)
 Số 64 (3/2019)
 Số 63 (12/2018)
 Số 62 (9/2018)
 Số 61 (6/2018)
 Số 60 (3/2018)
 Số 59 (12/2017)
 Số 58 (9/2017)
 Số 57 (6/2017)
 Số 56 (3/2017)
 Số 55 (11/2016)
 Số 54 (9/2016)
 Số 53 (6/2016)
 Số 52 (3/2016)
 Số 51 (12/2015)
 Số 50 (9/2015)
 Số 49 (6/2015)
 Số 48 (3/2015)
 Số 47 (12/2014)
 Số 46 (9/2014)
 Số 45 (6/2014)
 Số 44 (3/2014)
 Số 43 (12/2013)
 Số Đặc biệt (11/2013)
 Số 42 (9/2013)
 Số 41 (6/2013)
 Số 40 (3/2013)
 Số 39 (12/2012)
 Số 38 (9/2012)
 Số 37 (6/2012)
 Số 36 (3/2012)
 Số 35 (11/2011)
 Số Đặc biệt (11/2011)
 Số 34 (9/2011)
 Số 33 (6/2011)
 Số 32 (3/2011)
 Số 31 (12/2010)
 Số 30 (9/2010)
 Số 29 (6/2010)
 Số 28 (3/2010)
 Số 27 (11/2009)
 Số Đặc biệt (11/2009)
 Số 26 (9/2009)
 Số 25 (6/2009)
 Số 24 (3/2009)
 Số 23 (11/2008)
 Số 22 (9/2008)
 Số 21 (6/2008)
 Số 20 (3/2008)
 Số 19 (12/2007)
 Số 18 (9/2007)
 Số 17 (6/2007)
 Số 16 (3/2007)
 Số 15 (11/2006)
 Số 14 (8/2006)
 Số 13 (6/2006)
 Số 12 (3/2006)
 Số 11 (12/2005)
 Số 10 (9/2005)
 Số 9 (6/2005)
 Số 8 (2/2005)
 Số 7-C (11/2004)
 Số 7-V (11/2004)
 Số 7-N (11/2004)
 Số 7-K (11/2004)
 Số 7-NL (11/2004)
 Số 7-M (11/2004)
 Số 7-TH (11/2004)
 Số 7-LLCT (11/2004)
 Số 7-B (11/2004)
 Số 6 (9/2004)
 Số 5 (5/2004)
 Số 4 (02/2004)
 Số 3 (11/2003)
 Số 2 (9/2003)
 Số 1 (6/2003)
Số 65 (6/2019)



Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

Tháng 6 năm 2019

 
   
MỤC LỤC
Số 65 (6/2019) > trang 01-02 | Tải về (199.23 KB)
Phương trình tán sắc chính xác của sóng Rayleigh truyền trong bán không gian có ứng suất trước phủ một lớp mỏng có ứng suất trước
Số 65 (6/2019) > trang 03-10 | Tải về (317.07 KB)
Nguyễn Thị Khánh Linh
Tóm tắt
Bài báo nghiên cứu sự truyền sóng Rayleigh trong bán không gian đàn hồi có ứng suất trước phủ một lớp mỏng đàn hồi có ứng suất trước. Để giải quyết bài toán, tác giả lần lượt đi tìm các mối liên hệ giữa biên độ ứng suất và biên độ chuyển dịch của lớp và của bán không gian. Từ các mối liên hệ này kết hợp với điều kiện biên và điều kiện liên tục giữa lớp và bán không gian, tác giả đã tìm được phương trình tán sắc chính xác của sóng Rayleigh truyền trong môi trường này. Đồng thời để khẳng định tính chính xác của kết quả tìm được, từ công thức tìm được tác giả đưa về được trường hợp đặc biệt là phương trình tán sắc của sóng Rayleigh truyền trong bán không gian đàn hồi có ứng suất trước đã được tìm trong tài liệu (M. A. Dowaikh and R. W. Ogden 1991; Vinh, 2011). Các thức tìm ra ở dạng hoàn toàn tường minh, chúng sẽ là những công cụ rất hữu hiệu cho các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Từ khóa: sóng Rayleigh, đàn hồi có ứng suất trước, phương trình tán sắc.
Nghiên cứu chế tạo đầu đo áp lực trong môi trường đất
Số 65 (6/2019) > trang 11-16 | Tải về (434.19 KB)
Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Thái Hoàng
Tóm tắt
Việc đo đạc ứng suất trong môi trường đất đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu thiết kế, cũng như đánh giá an toàn công trình. Hiện nay ứng suất trong môi trường đất được xác định nhờ các đầu đo áp lực. Trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất đầu đo áp lực trong môi trường đất, tuy nhiên giá thành tương đối cao, ngoài ra phần lớn các thiết bị này chỉ đo được ứng suất tổng mà và không xác định được thành phần ứng suất hiệu quả. Bài báo trình bày quá trình nghiên cứu chế tạo và hiệu chuẩn đầu đo áp lực trong môi trường đất dạng cảm biến điện trở có thể dùng để xác định giá trị ứng suất tổng và ứng suất hiệu quả.

Từ khóa: đầu đo áp lực, cảm biến điện trở, mô hình số, hiệu chuẩn thiết bị, độ nhạy, giới hạn đo
Tính toán tiềm năng khí Mê-tan từ bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Sơn, Hà Nội
Số 65 (6/2019) > trang 17-25 | Tải về (293.79 KB)
Nguyễn Thị Thế Nguyên, Phạm Quỳnh Thêu
Tóm tắt
Công nghệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có thu hồi khí phục vụ phát điện hiện được áp dụng nhiều nơi trên thế giới song vẫn chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam. Để xây dựng được hệ thống phát điện sử dụng khí bãi rác, cần thiết phải đánh giá trữ lượng khí mê tan (CH4) của rác thải cũng như chi phí - lợi ích từ các phương pháp sử dụng thu gom khí, xử lý. Trong nghiên cứu này, mô hình LandGEM 3.02 được áp dụng để tính toán lượng khí CH4 phát thải và tiềm năng điện khí từ bãi chôn lấp Nam Sơn, Hà Nội. Các tham số của mô hình được tính toán lại theo điều kiện tự nhiên, thành phần chất thải và thực tế quản lý bãi rác Nam Sơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hằng số tốc độ sinh khí CH4 và khả năng sinh khí CH4 từ chất thải rắn tại bãi rác Nam Sơn là 0,06 năm-1 và 56,4 m3/tấnCTR. Ô chôn lấp có dung tích thiết kế là 1,5 triệu tấn rác, tỉ lệ tiếp nhận rác thải là 1,5 triệu tấn rác/năm, thời gian đóng bãi là 1 năm có thể phát sinh ra 4.941.515 m3 CH4 và tạo ra 10,9 triệu kWh trong năm đầu tiên. Vào những năm sau đó, lượng khí CH4 và tiềm năng điện khí giảm dần với tốc độ 6%/năm và có thể kéo dài đến 30 năm sau khi đóng bãi.

Từ khóa: phát thải mê tan, chất thải rắn sinh hoạt, LandGEM, Nam Sơn.
Tiếp cận ngưỡng hoạt động của hệ thống trong đánh giá tình trạng thiếu nước – Áp dụng cho huyện Krong Pa - tỉnh Gia Lai
Số 65 (6/2019) > trang 26-35 | Tải về (794.40 KB)
Vũ Thị Vân Anh, Nguyễn Thống, Phan Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Tuyết
Tóm tắt
Decision Scaling trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) là cách tiếp cận kết hợp giữa từ trên xuống (top down) và từ dưới lên (bottom up) nhằm quản lý bền vững tài nguyên nước (TNN) trên lưu vực sông trong bối cảnh không chắc chắn của BĐKH. Là một phần trong nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đến TNN trên địa bàn huyện Krong Pa – tỉnh Gia Lai theo cách tiếp cận này, bài báo phân tích tình trạng thiếu nước trong khu vực trong những năm gần đây, từ đó xác định ngưỡng hoạt động của hệ thống, và đánh giá tình trạng thiếu nước tại huyện trong thời kỳ nền (1986-2005) theo ngưỡng hoạt động của hệ thống. Kết quả cho thấy, những năm gần đây, tình trạng thiếu nước ở huyện Krong Pa diễn ra nghiêm trọng. Năm 2015 được chọn là năm ngưỡng của hệ thống. Thông qua mô phỏng bằng mô hình Mike Hydro, bài báo xác định được ngưỡng đảm bảo cấp nước ngành nông nghiệp là 78%, cấp nước là 96%, thủy điện là 83%. Kết quả cân bằng nước trong thời kỳ nền cho thấy, các nút cấp nước và thủy điện đều đạt trên ngưỡng, 1 trong tổng số 4 nút tưới thấp hơn ngưỡng cho phép 7%.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Tính không chắc chắn, Mô hình khí hậu, Từ trên xuống, Từ dưới lên, Huyện Krong Pa
Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên nước thượng lưu vực sông Đồng Nai (thuộc lãnh thổ Tây nguyên)
Số 65 (6/2019) > trang 36-42 | Tải về (522.21 KB)
Ngô Thị Nhịp, Nguyễn Lập Dân, Phan Thị Thanh Hằng
Tóm tắt
Tiềm năng tài nguyên nước (TNN) thượng lưu vực sông Đồng Nai thuộc lãnh thổ Tây nguyên khá phong phú với tổng lượng nước mưa năm đạt 21,4 tỷ m3, tổng lượng dòng chảy năm đạt 11,07 tỷ m3, lượng dòng chảy ngầm đạt 1,622 tỷ m3. Theo tính toán dự báo nhu cầu dùng nước cho các đối tượng sử dụng (tưới nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, du lịch dịch vụ) tới năm 2020 với tần suất đảm bảo thiết kế P = 85%, nhu cầu dùng nước là 2,437 tỷ m3 (Nguyễn Lập Dân, nnk 2015) như vậy so với tiềm năng nguồn nước là hoàn toàn thỏa mãn.
Tuy nhiên hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước chưa hiệu quả do công tác quản lý yếu kém đã làm cho lưu vực thường xuyên bị thiếu nước trầm trọng đặc biệt là vào mùa kiệt. Như vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước cần có giải pháp hữu hiệu trong việc khai thác, sử dụng, lưu trữ nguồn nước trên thượng lưu vực sông Đồng Nai phục vụ cho việc phát triển KTXH gắn với bảo vệ môi trường trên toàn lưu vực.

Từ khóa: Tiềm năng, hiện trạng khai thác, tài nguyên nước, thượng lưu sông Đồng Nai, Tây Nguyên
Sử dụng cốt liệu nhẹ Keramzit và xỉ bọt chế tạo bê tông nhẹ ứng dụng trong các công trình xây dựng
Số 65 (6/2019) > trang 43-50 | Tải về (295.13 KB)
Nguyễn Quang Phú
Tóm tắt
Sử dụng phụ gia tạo bọt, cốt liệu nhẹ Keramzit và xỉ bọt, kết hợp phụ gia siêu dẻo giảm nước bậc cao để thiết kế thành phần bê tông nhẹ có tính công tác tốt, cường độ nén cao phù hợp cho thi công các công trình xây dựng. Khi thay thế chất kết dính bằng 10% Silica fume, kết hợp lượng dùng phụ gia siêu dẻo và phụ gia tạo bọt hợp lý sẽ chế tạo được bê tông nhẹ có cường độ nén đạt trên 30MPa ở tuổi 28 ngày, khối lượng thể tích đạt yêu cầu. Bê tông nhẹ chế tạo đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cho thi công các công trình xây dựng.

Từ khóa: Bê tông nhẹ, Cốt liệu nhẹ, Silica fume, Phụ gia tạo bọt, Phụ gia siêu dẻo
Ảnh hưởng của tro bay đến khả năng nứt của bê tông trong điều kiện bị kiềm hãm
Số 65 (6/2019) > trang 51-57 | Tải về (1036.03 KB)
Nguyễn Văn Hướng
Tóm tắt
Bê tông nứt sớm là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giảm tính thẩm mỹ, giảm khả năng chịu lực và độ bền, tốn chi phí sửa chữa, giảm tuổi thọ và tiềm ẩn nguy cơ phá hoại công trình. Nứt sớm của bê tông là một hiện tượng phức tạp và phụ thuộc vào một số yếu tố như: thành phần bê tông, quá trình thi công, điều kiện môi trường, đặc điểm của kết cấu,... Bài báo nghiên cứu ứng xử của bê tông khi sự co ngót của nó bị kiềm hãm bằng thiết bị thí nghiệm ring-test và hiệu quả của tro bay (thay thế 15% và 25% xi măng bằng tro bay) đến khả năng chống nứt của bê tông. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng tro bay sẽ cải thiện được khả năng chống nứt sớm cho bê tông bị kiềm hãm.

Từ khóa: Bê tông, tro bay, co ngót, nứt, kiềm hãm, ring-test
Ðánh giá lượng vận chuyển bùn cát đến đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định
Số 65 (6/2019) > trang 58-66 | Tải về (1105.27 KB)
Nguyễn Quang Bình, Vũ Huy Công, Võ Ngọc Dương
Tóm tắt
Đầm Thị Nại là cửa ra của hai con sông lớn của tỉnh Bình Định là sông Kôn và sông Hà Thanh. Sự thay đổi về chế độ dòng chảy và vận chuyển bùn cát từ hai con sông này có ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến hình thái, hệ sinh thái của đầm cũng như các hoạt động kinh tế tại cảng biển Quy Nhơn. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng mô hình thủy văn bán phân bố SWAT để đánh giá chế độ dòng chảy và lượng bùn cát đổ về đầm Thị Nại. Kết quả tính toán cho thấy lượng nước và bùn cát đổ về đầm chủ yếu từ lưu vực sông Kôn khi khối lượng bùn cát trung bình năm từ lưu vực này là 549776.32 tấn, chiếm 82.04% khối lượng bùn cát tập trung về đầm. Ngoài ra, trong nghiên cứu này bản đồ xói mòn đất do mưa cũng được xây dựng cho các tiểu lưu vực. Mức độ xói mòn đất được thể hiện ở cả 3 cấp là xói mòn mạnh, xói mòn trung bình và xói mòn nhẹ, trong đó phổ biến là xói mòn trung bình.

Từ khóa: Đầm Thị Nại, vận chuyển bùn cát, xói mòn đất, SWAT
Nghiên cứu điều kiện biên tín hiệu cho hệ thống đóng nhanh van đầu đường ống áp lực của trạm thủy điện
Số 65 (6/2019) > trang 67-73 | Tải về (573.22 KB)
Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyễn Văn Sơn
Tóm tắt
Việt Nam có tiềm năng thủy điện rất lớn. Trong những năm gần đây, rất nhiều trạm thủy điện được xây dựng với quy mô rất đa dạng. Một trong những hạng mục chính của trạm thủy điện là đường ống áp lực với van đóng mở được bố trí ở đầu đường ống. Chức năng của van này là đóng mở khi kiểm tra, sửa chữa đường ống. Thực tế vận hành cho thấy van đầu đường ống cần đảm nhiệm thêm vai trò là van sự cố để giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xẩy ra sự cố. Trong nghiên cứu này, trên cơ sở nghiên cứu các chế độ làm việc của trạm thủy điện, đặc biệt là các chế độ chuyển tiếp, các tác giả thiết lập các điều kiện biên về tín hiệu điều khiển cơ cấu đóng nhanh của van đầu đường ống, cũng như đưa ra mô hình nguyên lý của hệ thống tín hiệu đóng van đầu đường ống.

Từ khóa: Thủy điện, Đường ống áp lực, Van đầu đường ống, Hệ thống đóng nhanh, Chế độ chuyển tiếp.
Nghiên cứu đánh giá diễn biến chất lượng nước và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt các sông chính vùng ven biển đồng bằng sông Hồng
Số 65 (6/2019) > trang 74-81 | Tải về (519.16 KB)
Nguyễn Vũ Việt, Nguyễn Đức Phong
Tóm tắt
Vùng ven biển Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) nằm ở hạ lưu của hệ thống Sông Hồng - Thái Bình, do nằm ở cuối nguồn nên nguồn nước thường bị thiếu hụt vào những năm hạn hán. Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá trong những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ khiến nhu cầu dùng nước lớn dẫn tới suy giảm tài nguyên nước mặt. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng của các khu công nghiệp dẫn đến gia tăng lượng nước thải; việc lạm dụng quá mức các loại phân bón, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp... gây ô nhiễm đối với môi trường nước. Nội dung bài viết là đánh giá được diễn biến nước mặt trên hệ thống sông chính và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt vùng ven biển ĐBSH. Qua đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt trên các sông chính của các tỉnh vùng ven biển ĐBSH.

Từ khóa: Vùng ven biển Đồng bằng Sông Hồng, hệ thống sông chính, chất lượng nước, ô nhiễm nguồn nước mặt, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
Nghiên cứu đánh giá trạng thái dinh dưỡng vùng lõi vịnh Xuân Đài, Phú Yên bằng mô hình chỉ số Assets
Số 65 (6/2019) > trang 82-90 | Tải về (502.89 KB)
Nguyễn Thị Thế Nguyên
Tóm tắt
Vịnh Xuân Đài là một vùng sinh thái đa dạng về cảnh quan, có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng và đánh bắt hải sản, mang lại lợi ích đáng kể cho nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản quá mức hiện nay đã làm phú dưỡng nước trong vịnh, dẫn đến việc cho tôm hùm nuôi chết hàng loạt. Trong nghiên cứu này, mô hình đánh giá điều kiện dinh dưỡng vùng cửa sông ASSETS đã được áp dụng cho vùng lõi vịnh Xuân Đài để xác định trạng thái dinh dưỡng và các quá trình tự nhiên và nhân tạo liên quan đến hiện tượng phú dưỡng. Theo kết quả nghiên cứu, vùng lõi vịnh Xuân Đài có chỉ số nhạy cảm cao với phú dưỡng, chỉ số chất dinh dưỡng nitơ ở mức trung bình, chỉ số hiện trạng ở mức cao và chỉ số phản ứng được đánh giá là không thay đổi. Tổng hợp các chỉ số thành phần cho thấy trạng thái dinh dưỡng vùng lõi vịnh Xuân Đài ở mức xấu. Kết quả nghiên cứu góp phần xác định các yếu tố chính để thiết lập chương trình quản lý, cải thiện chất lượng nước cho các vũng vịnh biển, giúp cho việc quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, nước phù hợp với sức tải của thủy vực.

Từ khóa: Vịnh Xuân Đài, phú dưỡng, ASSETS
Khảo sát thực nghiệm giảm lực cản bằng các chất phụ gia của dòng chảy rối trong ống mao dẫn (capillary)
Số 65 (6/2019) > trang 91-94 | Tải về (486.34 KB)
Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt
Giảm lực cản dòng chảy rối của các dung dịch surfactant đã được khảo sát bằng thực nghiệm trong ống mao dẫn (capillary) với đường kính trong 0,9mm. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy sự xuất hiện giảm lực cản trong các tổ hợp surfactant với counterion được khảo sát. Nồng độ counterion cũng ảnh hưởng đến mức độ giảm lực cản của các dung dịch surfactant. Tổ hợp surfactant 500ppm x20 cho sự giảm lực cản lên đến gần 40% tại ứng suất trượt lớn hơn 300 N/m2. Dung dịch với chất phụ gia ống nano các-bon cũng được dùng trong nghiên cứu giảm lực cản này. Kết quả cho thấy ống nano các-bon cũng gây ra hiện tượng giảm lực cản trong dòng tốc độ cao trong ống mao dẫn (capillary). Tuy nhiên kết quả vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo.

Từ khóa: Ống mao dẫn, lực cản dòng chảy rối, surfactant, Nano carbon
Tải lượng ô nhiễm nước thải lưu vực sông Nghèn, tỉnh Hà Tĩnh
Số 65 (6/2019) > trang 95-102 | Tải về (587.79 KB)
Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Kiên
Tóm tắt
Sông Nghèn thuộc tỉnh Hà Tĩnh có chiều dài khoảng 60 km, diện tích lưu vực là 556km2. Nguồn nước sông Nghèn đang chịu tác động của nguồn nước thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, dịch vụ, y tế, chăn nuôi và công nghiệp với các tác nhân ô nhiễm chính là TSS, BOD5, COD, TN, TP. Nội dung bài báo đã nhận diện những tác động tới môi trường nước sông Nghèn và từ đó tính toán tải lượng thải ô nhiễm của các nguồn nước thải. Đối với nước thải sinh hoạt có lưu lượng thải lớn nhất đạt 3 triệu m3/năm với tải lượng thải LTSS= 2.006,68 tấn/năm, LBOD5 = 846,43 tấn/năm, LCOD=1.458,26 tấn/năm, LTN= 238,24tấn/năm, LTP=29,22tấn/năm, tiếp đến là nước thải nuôi trồng thủy sản với tải lượng thải LTSS= 1.903,43 tấn/năm, LBOD5= 752,13 tấn/năm, LCOD=1.569,5 tấn/năm, LTN= 1.369,84 tấn/năm. Tải lượng ô nhiễm đối với nước thải chăn nuôi, dịch vụ, y tế và công nghiệp chỉ chiếm 0,7% so với tổng tải lượng thải.

Từ khóa: sông Nghèn, tải lượng ô nhiễm, nước thải sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản
Nghiên cứu chế tạo và đánh giá hiệu quả bộ xúc tác ba thành phần trên động cơ ô tô con
Số 65 (6/2019) > trang 103-108 | Tải về (1141.82 KB)
Nguyễn Thế Lương
Tóm tắt
Bài báo nghiên cứu chế tạo và đánh giá hiệu quả bộ xúc tác ba thành phần trên động cơ ô tô Toyota Vios 1.5. Bộ xúc tác được chế tạo bằng phương pháp phủ quay, lõi xúc tác có kích thước 100x250, mật độ lỗ 400 lỗ/inch2, lượng kim loại lớp vật liệu trung gian Al, Ce và Zr phủ lên lõi xúc tác lần lượt là 210, 20,4 và 18,6 gam, lượng kim loại quý Pt và Rh sử dụng là 2,1gam (Pt:Rh=5:1). Cấu trúc của bộ xúc tác được xác định bằng phương pháp XRD, XPS và SEM, hiệu quả bộ xúc tác được đánh giá trên động cơ ô tô vios 1.5 lắp trên băng thử APA100. Kết quả cho thấy các đỉnh nhiễu xạ của các ôxít kim loại của Al,Ce và Zr đã được xác định, phương pháp XPS chỉ ra các đỉnh nhiễu xạ của Pt và Rh, điều này cho thấy quá trình phủ đã thành công. Kết quả nghiên thử nghiệm trên động cơ cho thấy hiệu suất chuyển hóa CO, HC và NOx cao nhất lần lượt là 95,7%, 82,1% và 99,1%, khi tăng tốc độ động cơ và tăng tay ga, hiệu suất xử lý CO, HC và NOx có xu hướng giảm, khi lamđa động cơ nhỏ hơn một, hiệu suất chuyển hóa CO và HC giảm mạnh.

Từ khóa: Bộ xúc tác ba thành phần; CO, HC, NOx; tay ga, tốc độ
12