Skip Navigation Links.
Collapse  Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường
 Số 93 (3/2025)
 Số 92 - Số Tiếng Anh (12/2024)
 Số 91 (12/2024)
 Số 90 (9/2024)
 Số 89 (6/2024)
 Số 88 (3/2024)
 Số 87 - Số Tiếng Anh (12/2023)
 Số 86 (12/2023)
 Số 85 (9/2023)
 Số 84 (6/2023)
 Số 83 (3/2023)
 Số 82 - Số Tiếng Anh (12/2022)
 Số 81 (12/2022)
 Số 80 (9/2022)
 Số 79 (6/2022)
 Số 78 (3/2022)
 Số 77 - Số Tiếng Anh (12/2021)
 Số 76 (12/2021)
 Số Đặc biệt (12/2021)
 Số 75 (9/2021)
 Số 74 (6/2021)
 Số 73 (3/2021)
 Số 72 - Số Tiếng Anh (12/2020)
 Số 71 (12/2020)
 Số 70 (9/2020)
 Số 69 (6/2020)
 Số 68 (3/2020)
 Số 67 (12/2019)
 Số Đặc biệt (10/2019)
 Số 66 (9/2019)
 Số 65 (6/2019)
 Số 64 (3/2019)
 Số 63 (12/2018)
 Số 62 (9/2018)
 Số 61 (6/2018)
 Số 60 (3/2018)
 Số 59 (12/2017)
 Số 58 (9/2017)
 Số 57 (6/2017)
 Số 56 (3/2017)
 Số 55 (11/2016)
 Số 54 (9/2016)
 Số 53 (6/2016)
 Số 52 (3/2016)
 Số 51 (12/2015)
 Số 50 (9/2015)
 Số 49 (6/2015)
 Số 48 (3/2015)
 Số 47 (12/2014)
 Số 46 (9/2014)
 Số 45 (6/2014)
 Số 44 (3/2014)
 Số 43 (12/2013)
 Số Đặc biệt (11/2013)
 Số 42 (9/2013)
 Số 41 (6/2013)
 Số 40 (3/2013)
 Số 39 (12/2012)
 Số 38 (9/2012)
 Số 37 (6/2012)
 Số 36 (3/2012)
 Số 35 (11/2011)
 Số Đặc biệt (11/2011)
 Số 34 (9/2011)
 Số 33 (6/2011)
 Số 32 (3/2011)
 Số 31 (12/2010)
 Số 30 (9/2010)
 Số 29 (6/2010)
 Số 28 (3/2010)
 Số 27 (11/2009)
 Số Đặc biệt (11/2009)
 Số 26 (9/2009)
 Số 25 (6/2009)
 Số 24 (3/2009)
 Số 23 (11/2008)
 Số 22 (9/2008)
 Số 21 (6/2008)
 Số 20 (3/2008)
 Số 19 (12/2007)
 Số 18 (9/2007)
 Số 17 (6/2007)
 Số 16 (3/2007)
 Số 15 (11/2006)
 Số 14 (8/2006)
 Số 13 (6/2006)
 Số 12 (3/2006)
 Số 11 (12/2005)
 Số 10 (9/2005)
 Số 9 (6/2005)
 Số 8 (2/2005)
 Số 7-C (11/2004)
 Số 7-V (11/2004)
 Số 7-N (11/2004)
 Số 7-K (11/2004)
 Số 7-NL (11/2004)
 Số 7-M (11/2004)
 Số 7-TH (11/2004)
 Số 7-LLCT (11/2004)
 Số 7-B (11/2004)
 Số 6 (9/2004)
 Số 5 (5/2004)
 Số 4 (02/2004)
 Số 3 (11/2003)
 Số 2 (9/2003)
 Số 1 (6/2003)
Số 64 (3/2019)



Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

Tháng 3 năm 2019

 
   
MỤC LỤC
Số 64 (3/2019) > trang 01-02 | Tải về (194.91 KB)
Đánh giá diễn biến nguồn nước mùa kiệt vùng bán đảo Cà Mau theo kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng
Số 64 (3/2019) > trang 03-09 | Tải về (1930.89 KB)
Nguyễn Đăng Tính, Trịnh Công Vấn, Phan Hữu Cường
Tóm tắt
Bán đảo Cà Mau (BĐCM) là khu vực thấp trũng, chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông và biển Tây khá phức tạp. Trong mùa kiệt nguồn nước được khai thác chủ yếu từ sông Hậu (khai thác nước ngọt) và các cửa lấy nước mặn từ biển Đông và Biển Tây.
Bài viết này sử dụng VRSAP để phân tích diễn biến nguồn nước trong mùa kiệt tại Bán đảo Cà Mau. Kết quả cho thấy diễn biến nguồn nước trong BĐCM khá phức tạp theo không gian và thời gian, mực nước trong nội đồng có xu hướng tăng lên đáng kể trong tương lai, mặn trong nội đồng không thay đổi đáng kể, trong khi đó lưu lượng trên sông Hậu chảy có xu hướng giảm ở đầu mùa kiệt, tăng ở giữa và cuối mùa do tác động của sử dụng nước phía thượng lưu và biến đổi khí hậu- nước biển dâng.

Từ khóa: BĐCM, Biến đổi khí hậu-nước biển dâng, xâm nhập mặn.
Tiếp cận từ phân tích thích nghi sản xuất cho hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé
Số 64 (3/2019) > trang 10-16 | Tải về (1239.03 KB)
Nguyễn Đăng Tính, Trịnh Công Vấn, Phan Hữu Cường, Phạm Quang Chánh
Tóm tắt
Lưu vực sông Cái Lớn – Cái Bé (CLCB) thuộc Bán đảo Cà Mau (BĐCM) là khu vực thấp trũng, chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông và biển Tây khá phức tạp. Nguồn nước ngọt một phần từ sông Hậu nhưng chủ yếu là do mưa tại chỗ và nước ngầm khai thác từ các giếng khoan. Hệ thống thủy lợi CLCB đã được quy hoạch từ nhiều năm trước đây với mục tiêu “Ngọt hóa” và gần đây dự án được khởi động lại với mục tiêu “Kiểm soát mặn” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng BĐCM. Mục đích của bài viết này là phân tích tính phù hợp của mô hình sản xuất nông nghiệp thích nghi về nguồn nước, hệ sinh thái trong lưu vực sông CL-CB để đưa ra giải pháp công trình phù hợp phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội
Từ khóa: Cái Lớn – Cái Bé, Bán đảo Cà Mau, thích nghi sản xuất
Đánh giá các nguồn mưa lưới và khả năng ứng dụng cho Việt Nam
Số 64 (3/2019) > trang 17-24 | Tải về (880.90 KB)
Ngô Lê An, Nguyễn Thị Thu Hà
Tóm tắt
Thông tin về phân bố mưa theo không gian đóng vai trò quan trọng trong bài toán mô phỏng và quản lý tài nguyên nước. Do mạng lưới các trạm quan trắc mưa hiện nay còn ít, việc sử dụng các nguồn dữ liệu mưa lưới sẽ giúp cải thiện việc mô tả lượng mưa thay đổi theo không gian. Bài báo đánh giá chất lượng hai nguồn mưa lưới phổ biến là Aphrodite và ERA-Interim trên lãnh thổ Việt Nam dựa trên việc so sánh với số liệu mưa thực đo tại 352 trạm. Kết quả đánh giá cho thấy, lượng mưa năm của cả hai nguồn dữ liệu mưa Aphrodite và ERA-Interim đều có kết quả thiên thấp (khoảng -1mm/ngày). Dữ liệu mưa Aphrodite cho mức độ phù hợp với hệ số tương quan (R2) cao hơn nhiều so với ERA-Interim. Lượng mưa một ngày lớn nhất của hai nguồn dữ liệu mưa đều thấp hơn so với thực tế với mức trung bình từ 30-40% tuy nhiên mức độ phù hợp R2 của Aphrodite cao hơn ERA-Interim (40% so với 10%).
Từ khoá: Aphrodite, ERA-Interim, mưa tái tạo, mưa lưới…
Áp dụng phương pháp tính toán trọng số AHP để xác định chỉ số dễ bị tổn thương dưới tác động của biến đổi khí hậu tại Côn Đảo
Số 64 (3/2019) > trang 25-35 | Tải về (553.72 KB)
Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Xuân Thắng
Tóm tắt
Bài báo này sẽ trình bày việc xây dựng bộ tiêu chí và áp dụng phương pháp tính toán trọng số AHP để xác định chỉ số DBTT dưới tác động của BĐKH tại Côn Đảo. Chỉ số BDTT được tính toán và tổng hợp từ bộ tiêu chí gồm 3 thành phần: mức độ phơi nhiễm, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng, tương ứng với 42 chỉ số được lựa chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính DBTT tại huyện đảo được đánh giá từ rất thấp đến cao. Từ đó, các giải pháp ứng phó được đề xuất như tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức; sử dụng hợp lý tài nguyên; tăng cường hiệu lực của luật pháp, chính sách; bảo đảm nguồn lực tài chính; đầu tư xây dựng các công trình giảm thiểu thiệt hại. Bộ tiêu chí có thể được coi là công cụ hữu ích phục vụ công tác quy hoạch, phòng chống thiên tai, giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển KT-XH, hướng tới mục tiêu phát bền vững vùng biển đảo.

Từ khoá: Côn Đảo, Biến đổi khí hậu, Chỉ số dễ bị tổn thương DBTT, Phương pháp tính trọng số AHP
Nghiên cứu cơ chế giá điện nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn thủy điện
Số 64 (3/2019) > trang 36-44 | Tải về (436.42 KB)
Hoàng Công Tuấn
Tóm tắt
Do phụ tải điện thay đổi, khác với dự báo trước đây, theo hướng bất lợi cho thủy điện và việc huy động nguồn. Thị trường điện vận hành theo cơ chế cạnh tranh. Nhiệt điện phát triển nhanh gây ảnh hưởng đến môi trường và an ninh năng lượng. Cơ cấu nguồn thay đổi với tỷ trọng thủy điện ngày càng giảm. Các dự án thủy điện vừa và lớn đã được khai thác hầu hết. Việc nghiên cứu phương thức khai thác nguồn điện phù hợp với bối cảnh hiện tại, nhất là với cơ chế giá điện là cần thiết và có ý nghĩa. Bài báo đưa ra cơ sở khoa học, từ đó lựa chọn phương thức vận hành các hồ thủy điện điều tiết dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn thủy điện, góp phần giảm căng thẳng trong huy động nguồn và giảm chi phí cho toàn hệ thống. Kết quả áp dụng tính toán cho hai trạm thủy điện Pleikrong và Ialy trên sông Sê San cho đã thấy tính hiệu quả của phương pháp đưa ra.

Từ khóa: Thủy điện, Cơ chế giá điện, Thị trường điện, Điều tiết dài hạn, Hệ thống điện.
Nghiên cứu đánh giá bồi lắng lòng hồ Đăk Uy, tỉnh Kon Tum theo phương pháp đo đạc hiện trường
Số 64 (3/2019) > trang 45-53 | Tải về (1529.35 KB)
Phạm Văn Chiến, Phạm Thị Hương Lan
Tóm tắt
Nghiên cứu này trình bày kết quả đánh giá bồi lắng lòng hồ Đăk Uy, tỉnh Kon Tum sau 41 năm hoạt động kể từ năm 1977 đến 2018. Trước tiên, thiết bị đo sóng âm đa tần số kết hợp với các điều khiển băng thông chính xác, được biết đến với tên gọi là Sontek M9 ADCP, đã được sử dụng để đo các đặc trưng dòng chảy và địa hình đáy lòng hồ từ nông đến sâu một cách chi tiết và liên tục tại 13 mặt cắt khống chế. Sau đó, các kết quả đo địa hình lòng hồ được kết hợp với dữ liệu bình đồ lòng hồ khi thiết kế để xác định (i) tổng lượng và thể tích bùn cát bồi lắng, (ii) phân bố bồi lắng bùn cát đặc trưng dọc hồ, (iii) phân bố bồi lắng bùn cát trên các mặt cắt ngang lòng hồ. Các kết quả thể hiện rằng thể tích bùn cát bồi lắng vào trong lòng hồ Đắk Uy sau 41 năm hoạt động là 3.005 triệu m3, tương ứng với 78.7% dung tích chết của hồ. Phân bố bồi lắng bùn cát đặc trưng dọc hồ có dạng dạng tam giác châu, với độ dày lớp bùn cát bồi lắng dao động từ 0 đến 4.06 m. Vị trí lòng hồ bồi nhiều nhất trên mặt cắt dọc cách vị trí thân đập chính khoảng 60 m. Trong khi đó trên mặt cắt ngang, độ dày lớp bùn cát bồi lắng sau 41 năm hoạt động của hồ thay đổi từ 0 đến 10 m, với giá trị lớn nhất xuất hiện tại vị trí y = 875 m của mặt cắt MC3 - cách vị trí thân đập chính khoảng 1140 m. Cuối cùng, một số vấn đề liên quan đến bồi lắng hồ chứa Đăk Uy được thảo luận.

Từ khoá: Hồ Đăk Uy, bùn cát, bồi lắng, SonTek M9 ADCP, diễn biến hình thái.
Hiện trạng ô nhiễm của PHTHALATE trong bụi không khí tại một số khu vực ở Hà Nội và bước đầu đánh giá sự phơi nhiễm của DEHP với sức khỏe con người
Số 64 (3/2019) > trang 54-59 | Tải về (275.73 KB)
Trương Anh Dũng, Hạnh Thị Dương, Bùi Quốc Lập
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, các mẫu bụi không khí tại hai khu vực thuộc nội thành Hà Nội (đường Phạm Văn Đồng và làng Phú Đô) đã được thu thập trong tháng 11/2018 và tiến hành phân tích xác định hàm lượng 12 phthalates (PAEs) có trong cơ sở dữ liệu AIQS-DB trên thiết bị GC/MS. 05 PAEs đã được phát hiện với hàm lượng trung bình trong khoảng 1,92-60,4 ng/m3. Trong đó Di(2-ethylhexyl)phthalate (DEHP), di-n-butyl phthalate (DBP) và di-iso-butyl phthalate (DiBP) được tìm thấy trong tất cả các mẫu bụi và chiếm phần lớn trong tổng lượng phthalate được phát hiện. Liều lượng phơi nhiễm DEHP hằng ngày từ bụi không khí qua đường hô hấp (DI) được tính toán cho 5 nhóm tuổi chính là trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ em, thanh niên và người trưởng thành có giá trị lần lượt là 22,8; 15,4; 13,3; 8,9 và 6,1 ng/kg.ngày.

Từ khóa: Phthalates, PAEs, DEHP, Bụi không khí.
Phân tích sự biến đổi theo mùa các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của tảo ở một hồ nội đô Hà Nội sử dụng mô hình phú dưỡng
Số 64 (3/2019) > trang 60-68 | Tải về (1189.15 KB)
Tạ Đăng Thuần, Bùi Quốc Lập
Tóm tắt
Sự sinh trưởng của tảo trong hồ đô thị ở Hà Nội chịu tác động lớn bởi sự biến đổi theo mùa của các yếu tố nồng độ chất dinh dưỡng, nhiệt độ nước và cường độ bức xạ mặt trời. Sử dụng công cụ mô hình mô phỏng phú dưỡng hồ để mô tả cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dưới dạng các hàm mô phỏng giới hạn sự phát triển của tảo. Kết quả trong bài báo chỉ ra mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố cũng như sự tích hợp giữa chúng đối với từng nhóm tảo là khác nhau. Sự biến đổi theo mùa các thành phần sản xuất (gồm khuếch tán từ trầm tích, khí quyển và bài tiết từ tảo) và tiêu thụ (quá trình quang hợp) của phốt pho vô cơ hòa tan (Dissolved Inorganic Phosphorous-DIP) cũng được lượng hóa. Mặt khác, công cụ mô hình phú dưỡng hứa hẹn sẽ trở thành một công cụ hữu ích để mô phỏng mối quan hệ giữa sinh khối tảo và nồng độ chất dinh dưỡng, cũng như dự báo những thay đổi về thành phần, mật độ tảo trong hồ trong thời đoạn ngắn.

Từ khóa: Mô hình phú dưỡng, biến đổi theo mùa, vi khuẩn lam, hồ Hà Nội
Nghiên cứu mô phỏng đánh giá phát thải độc hại của động cơ máy nông nghiệp RV165-2 và động cơ KUBOTA RT155 theo tiêu chuẩn ISO 8178
Số 64 (3/2019) > trang 69-75 | Tải về (302.57 KB)
Lê Việt Hùng, Khổng Vũ Quảng, Nguyễn Đức Khánh, Phạm Văn Trọng
Tóm tắt
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng đánh giá mức phát thải độc hại của động cơ máy nông nghiệp RV165-2 do Sveam sản xuất và động cơ Kubota RT155 do Thái Lan sản xuất. Quá trình nghiên cứu được thực hiện trên phần mềm mô phỏng chuyên dụng AVL Boost. Kết quả nghiên cứu đưa ra được hàm lượng phát thải độc hại của hai động cơ theo tiêu chuẩn khí thải ISO 8178. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra được mức độ chênh lệch về chất lượng khí thải của hai mẫu động cơ máy nông nghiệp sử dụng phổ biến ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất được các phương án cải tiến để chất lượng khí thải của động cơ RV165-2 có thể để đạt hoặc tiệm cận với tiêu chuẩn ISO 8178.

Từ khóa: ISO 8178, Tier 2, Kubota RT155, RV165-2
Đánh giá chất lượng mưa vệ tinh GSMaP mô phỏng mưa lớn - ứng dụng cho lưu vực sông Mã
Số 64 (3/2019) > trang 76-83 | Tải về (1702.63 KB)
Nguyễn Tiến Kiên, Ngô Lê An, Lê Đình Thành
Tóm tắt
Các dữ liệu mưa không gian như mưa ra đa, mưa vệ tinh… ngày càng được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi nhằm bổ sung thông tin cho các vùng không có trạm đo mưa. Nghiên cứu này tập trung đánh giá chất lượng sản phẩm mưa vệ tinh GSMaP (Global Satellite Mapping of Precipitation) của Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản và cơ quan Khám phá Vũ trụ Nhật Bản cung cấp. Ba sản phẩm mưa GSMaP_MKV, GSMaP_NRT, GSMaP_NOW được so sánh đánh giá với dữ liệu thực đo từ 45 trạm mưa trong và lân cận lưu vực sông Mã thời đoạn 6 giờ trong 2 năm 2017, 2018. Kết quả đánh giá cho thấy các sản phẩm mưa GSMaP mô tả tốt sự phân bố mưa theo không gian cũng như sự biến động theo thời gian. Sản phẩm GSMaP_MKV có chất lượng tốt nhất, còn sản phẩm GSMaP_NOW là kém nhất trong 3 sản phẩm xét về khía cạnh tổng lượng mưa.

Từ khoá: GSMaP, lưu vực sông Mã, mưa lớn, mưa không gian…
Nghiên cứu giải pháp vận hành liên hồ chứa thượng nguồn nhằm giảm ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
Số 64 (3/2019) > trang 84-92 | Tải về (873.49 KB)
Lê Hùng, Tô Thúy Nga
Tóm tắt
Vào mùa khô, xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra tại các nhánh sông Vu Gia và Vinh Điện nằm ở hạ lưu lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là dòng nước ngọt từ thượng nguồn không đủ mạnh để ngăn nước biển xâm nhập. Ngoài ra, chế độ dòng chảy trong các dòng sông cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi hoạt động của các nhà máy thủy điện nằm ở thượng nguồn. Mặc dù có một quy trình vận hành các hồ chứa liên hồ trong lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (1537/QĐ-TTg), nhưng việc thực hiện nó gặp nhiều khó khăn do xung đột về mục đích sử dụng nước, dẫn đến vấn đề xâm nhập mặn. Nghiên cứu này đã đề xuất một kế hoạch hoạt động mới để giảm xâm nhập mặn ở con sông này. Theo đó, với cùng một lượng nước, hồ chứa Đak Mi 4a nên xả từ 22 giờ tối đến 6 giờ sáng thay vì xả liên tục 24 giờ theo quy trình hiện tại là 1537/QĐ-TTg. Kết quả cho thấy kế hoạch vận hành mới không ảnh hưởng đến sản xuất điện của Đak Mi 4a và giảm xâm nhập mặn so với quy trình vận hành hiện tại.

Từ khóa: Lưu vực sông, Vu Gia - Thu Bồn, xâm nhập mặn, quy trình vận hành, liên hồ chứa
Availability and mobility of heavy metal from sediments in To Lich and Kim Nguu river system
Số 64 (3/2019) > trang 93-97 | Tải về (243.46 KB)
Nguyen Thi Lan Huong
Tóm tắt
The present study was to evaluate the availability and mobility of heavy metals in the sediments in the To Lich and Kim Nguu River system through metals concentration obtained and its percentage to total concentration. Total 12 sediment samples were collected at the To-Lich, Kim-Nguu Rivers. The results showed that the highest extracted concentration of sediment samples was in the order Zn > Cr > Cu > Pb > Ni > Cd by 0.5M HCl and Cr > Zn > Ni > Cu > Pb > Cd by 0.1M HNO¬3. The extracted concentration by 0.5M HCl was higher than that of 0.1M HNO¬3 for all heavy metals except for Cr.

Keywords: Extracted heavy metals, Availability, Total, Sediments

TÍNH LINH ĐỘNG VÀ DỄ TIÊU CỦA KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH TRÊN HỆ THỐNG SÔNG TÔ LỊCH VÀ KIM NGƯU

Nghiên cứu đánh giá tính linh động và dễ tiêu của các kim loại nặng trong trầm tích trên hệ thống sống Tô Lich và Kim Ngưu thông qua hàm lượng kim loại nặng dễ tiêu và phần trăm so với hàm lượng số. Tổng 12 mẫu trầm tích đã được lấy tại sông Tô Lịch và Kim Ngưu. Kết quả chỉ ra rằng nồng độ kim loại chiết xuất cao nhất từ các mẫu trầm tích theo thứ tự sau Zn > Cr > Cu > Pb > Ni > Cd khi tách triết bằng 0.5M HCl và theo thứ tự Cr > Zn > Ni > Cu > Pb > Cd khi tách triết bằng 0.1M HNO¬3. Nồng độ các kim loại tách triết bằng 0.5M HCl cao hơn khi tách triết bằng 0.1M HNO¬3 trừ Cr.

Từ khóa: Tách chiết kim loại, Dễ tiêu, Tổng số, Trầm tích
Circular economy and waste recycling- review, challenges and opportunities in Vietnam and France
Số 64 (3/2019) > trang 98-105 | Tải về (457.00 KB)
Nguyen Thi Viet Ha, Alexandre Levillain-Tomasini, Nguyen Thi Xuan Thang
Tóm tắt
Circular economy (CE), intending to provide a better alternative to the dominant economic development model, has become recently a familiar concept globally. CE aims to maximize the use of resource efficiency in order to achieve a better harmony between economy, society and environment factors. This paper is a review of CE with reference to waste recycling, challenges and future direction of CE in both Vietnam and France.

Keywords: Circular economy, Reduce-reuse-recycle, Waste recycling, Vietnam, France.

KINH TẾ TUẦN HOÀN VỚI TÁI CHẾ CHẤT THẢI: TỔNG QUAN, THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TẠI VIỆT NAM VÀ PHÁP

Kinh tế tuần hoàn (CE), cung cấp một sự thay thế tốt hơn cho mô hình phát triển kinh tế chủ lực, gần đây đã trở thành một khái niệm phổ biến trên phạm vi toàn cầu. CE nhằm mục đích tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả tài nguyên để đạt được sự hài hòa hơn giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Bài viết này sẽ trình bày tổng quan về CE với những áp dụng thực tiễn trong tái chế chất thải, cơ hội và thách thức của CE ở Việt Nam và Pháp.

Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, Giảm thiểu-tái sử dụng-tái chế, Tái chế chất thải, Việt Nam, Pháp.
Simulation ofrip currents using swash MODEL
Số 64 (3/2019) > trang 106-112 | Tải về (983.11 KB)
Nguyen Trinh Chung, Le Thu Mai
Tóm tắt
SWASH model is a relatively new time-domain wave propagation model based on nonlinear shallow water equations with non-hydrostatic pressure. The applicability of SWASH model for simulating rip currents on an artificial barred beach is investigated in this paper. The result shows that the characteristics of rip currents are imitated very well. The distinguishing features of flows on the channels are created quite the same with realistic motion of rip flows.

Keywords: SWASH, rip current, simulation, wave.

SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWASH MÔ PHỎNG DÒNG XA BỜ

SWASH là một mô hình truyền sóng tương đối mới dựa trên các phương trình nước nông thuỷ động phi tuyến. Bài báo này nghiên cứu khả năng ứng dụng của mô hình SWASH trong việc mô phỏng dòng “rip” tại một bãi biển giả lập, có sự tồn tại của các roi cát. Kết quả cho thấy những đặc điểm của dòng “rip” được mô phỏng tương đối chính xác. Các đặc trưng nổi bật của kiểu dòng chảy này được tạo ra khá phù hợp với chuyển động trong thực tế của chúng.

Từ khóa: SWASH, dòng “rip”, mô phỏng, sóng.
12