|
Ảnh hưởng của lớp màng sinh học trên bề mặt đất tới sự phát thải khí CO2 vào khí quyển từ đất rừng ngập mặn vườn quốc gia Xuân Thủy
Số 61 (6/2018)
>
trang 03-10
|
Tải về (3514.39 KB)
Hà Thị Hiền, Nguyễn Thị Kim Cúc
|
Tóm tắt
Đất rừng ngập mặn có khả năng lưu giữ một lượng carbon rất lớn nhưng cũng phát thải một phần carbon tích lũy được vào khí quyển dưới dạng khí CO2. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm định lượng lượng khí CO2 phát thải từ bề mặt đất rừng ngập mặn vào khí quyển và ảnh hưởng của lớp màng sinh học trên bề mặt đất tới lượng khí phát thải. Nồng độ khí CO2 phát thải được đo bằng một buồng tối kết nối trực tiếp với máy phân tích khí hồng ngoại (IRGA) và được thực hiện vào hai mùa đặc trưng trong năm (mùa khô và mùa mưa) để tìm mối tương quan giữa các yếu tố môi trường và nồng độ khí CO2 phát thải. Kết quả khảo sát thu được giá trị nồng độ khí CO2 phát thải từ đất rừng ngập mặn ở điều kiện thường là 3,98 ± 3,72 mmol m-2 h-1 và tại vùng đất trống là 1,77 ± 1,36 mmol m-2 h-1. Tuy nhiên, khi gạt bỏ lớp màng sinh học trên bề mặt đất (tới độ sâu ~ 2 mm), nồng độ khí CO2 phát thải tăng lên là 1,28 và 1,74 lần tương ứng với đất rừng ngập mặn và đất trống. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường như nhiệt độ, lượng mưa và lớp màng sinh học trên lớp đất bề mặt có ảnh hưởng lớn tới lượng khí CO2 phát thải vào khí quyển.
Từ khóa: nồng độ khí CO2, đất rừng ngập mặn, chlorophyll-a, lớp màng sinh học, Vườn Quốc gia Xuân Thủy |
|
|
Nghiên cứu chế tạo vữa phát triển cường độ sớm dùng sửa chữa công trình
Số 61 (6/2018)
>
trang 11-14
|
Tải về (782.06 KB)
Vũ Quốc Vương, Hoàng Quốc Gia
|
Tóm tắt
Các loại vữa mác cao không co ngót ngày càng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt các công trình sửa chữa như công trình giao thông thì rất cần loại vữa này và có thêm tính năng phát triển cường độ sớm. Bài viết này nghiên cứu chế tạo vữa phát triển cường độ sớm dùng để sửa chữa các công trình nói chung và công trình giao thông nói riêng. Vật liệu thiết kế cấp phối vữa là vật liệu tại chỗ. Thiết kế cấp phối vữa đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý: độ lưu động, cường độ nén, đặc biệt phát triển cường độ sớm, sau 3h cường độ nén đạt 30 MPa.
Từ khoá: Vữa xi măng, cường độ sớm, Độ lưu động, sửa chữa công trình |
|
|
Sử dụng mô hình ANN (Artificial neural networks) dự báo hạn khí tượng ở đồng bằng sông Cửu Long
Số 61 (6/2018)
>
trang 15-22
|
Tải về (994.76 KB)
Trần Văn Tỷ, Huỳnh Vương Thu Minh, Nguyễn Phương Đông
|
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu là sử dụng mô hình ANN để dự báo hạn khí tượng tại Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ số hạn hán SPI (Standardized Precipitation Index) được tính toán cho 3 và 6 tháng hạn trong giai đoạn hiện tại (1980-2013); từ đó, đường cong Mức độ - Thời gian – Tần suất hạn (SDF) được thiết lập. Mô hình ANN được thiết lập và hiệu chỉnh (1980-2000) các thông số hạn (SPI), kiểm định (2001-2013) và dự báo hạn khí tượng (thời gian t+1 và t+2). Kết quả tính toán SPI giai đoạn 1980–2013 cho thấy có sự thay đổi theo không gian và thời gian do lượng mưa thay đổi dẫn đến tần suất xuất hiện hạn cũng thay đổi theo. Dựa vào bản đồ hạn và đường cong SDF, các nhà quản lý có thể đưa ra những giải pháp thích hợp thích ứng cho từng vùng tương ứng với từng mức độ và khả năng xảy ra hạn. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định ANN tại 3 trạm (Bạc Liêu, Châu Đốc và Cần Thơ) cho thấy SPI (tính từ số liệu mưa thực đo) và mô phỏng là tương đối phù hợp và càng tốt nếu dự báo với bước thời gian ngắn.
Từ khóa: Hạn khí tượng; chỉ số khô hạn (SPI); mạng trí tuệ nhân tạo (ANN); Đồng bằng sông Cửu Long |
|
|
Nghiên cứu xác định hàm lượng cốt sợi hợp lý để chế tạo bê tông có khả năng chịu nén và chịu uốn tốt, bền trong môi trường biển
Số 61 (6/2018)
>
trang 23-29
|
Tải về (744.06 KB)
Nguyễn Quang Phú
|
Tóm tắt
Sử dụng cốt sợi Poly-Propylene, phụ gia khoáng và phụ gia siêu dẻo thế hệ mới thiết kế thành phần bê tông cốt sợi có cường độ chịu nén và chịu kéo uốn tốt, bền trong môi trường biển. Khi thay thế chất kết dính bằng 25% tro bay, kết hợp lượng dùng phụ gia siêu dẻo hợp lý sẽ chế tạo được bê tông cốt sợi có mác chống thấm đạt W12 đến W14 và cường độ nén đạt trên 40MPa khi hàm lượng sợi từ 0.5÷1.0%. Bê tông thiết kế đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật dùng cho một số hạng mục công trình Thủy lợi có yêu cầu chống thấm cao và cường độ chịu nén cao.
Từ khóa: Bê tông cốt sợi; Tro bay; Phụ gia siêu dẻo; Chống thấm nước. |
|
|
Một số vấn đề về quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn hiện nay
Số 61 (6/2018)
>
trang 30-36
|
Tải về (1010.54 KB)
Nguyễn Thị Bích Ngọc, Bùi Quốc Lập
|
Tóm tắt
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, nông nghiệp, nông thôn đang dần thay đổi: Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư, nâng cấp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng do chất thải từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, và sinh hoạt đe dọa đến phát triển bền vững. Mục tiêu của bài báo là rà soát công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn nhằm rút ra những ưu điểm và bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp. Các nhóm giải pháp kiến nghị là: Hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn; Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước; Tăng cường áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ xanh, sạch phù hợp cho hoạt động nông nghiệp, nông thôn.
Từ khóa: Nông nghiệp, Nông thôn, Chính sách, Môi trường, Phát triển bền vững. |
|
|
Nghiên cứu ảnh hưởng của cây lục bình (Eichhornia crassipes) đến môi trường nước mặt kênh Trần Văn Dõng và đề xuất thu gom sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Số 61 (6/2018)
>
trang 37-44
|
Tải về (691.98 KB)
Trần Văn Trang, Nguyễn Tri Quang Hưng, Nguyễn Minh Kỳ
|
Tóm tắt
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sự ảnh hưởng của cây lục bình (Eichhornia crassipes) đến môi trường nước mặt kênh Trần Văn Dõng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang và đề xuất giải pháp thu gom sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Nhìn chung, các thông số chất lượng nước như hàm lượng DO, chất hữu cơ (BOD5, COD) vượt ngưỡng giới hạn cho phép Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT.Qua đó đã xác định được sự ảnh hưởng của lục bình đến môi trường nước mặt tại các trạm quan trắc trên dòng chính của kênh Trần Văn Dõng. Số liệu phân tích mẫu lục bình tươi trên kênh Trần Văn Dõng cho thấy đủ điều kiện tiến hành thử nghiệm sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Các kết quả thử nghiệm mẫu phân hữu cơ vi sinh từ cây lục bình có khả năng sử dụng để phục vụ cho ngành sản xuất nông nghiệp. Do đó, cần đẩy mạnh việc thu vớt cây lục bình làm phân hữu cơ vi sinh để cải thiện ô nhiễm môi trường đất, nước mặt và phục vụ sản xuất tại địa phương.
Từ khóa: Lục bình, phân hữu cơ vi sinh, môi trường nước mặt, kênh Trần Văn Dõng. |
|
|
Giới thiệu công cụ trình diễn kết quả phân bổ nguồn nước lưu vực sông, áp dụng cho lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
Số 61 (6/2018)
>
trang 45-51
|
Tải về (1441.86 KB)
Lê Mạnh Hùng, Trần Minh Đức, Đỗ Trường Sinh, Tống Ngọc Thanh
|
Tóm tắt
Phân bổ nguồn nước là một trong những kết quả quan trọng của quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông, đặc biệt trong bối cảnh tình trạng cạnh tranh, khan hiếm, ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng gia tăng ở nhiều nơi. Để xác định được lượng nước có thể phân bổ cần phải tính toán nhiều thành phần tài nguyên nước, tuy nhiên để hiểu được những tính toán phức tạp này là tương đối khó khăn, đặc biệt là các đối tượng sử dụng nước không có kiến thức chuyên ngành. Do đó phần mềm PB-BGKC được phát triển để cung cấp cho người sử dụng một cái nhìn trực quan, dễ hiểu về các đặc trưng tài nguyên nước trên một lưu vực sông cũng như lượng nước các đối tượng dùng nước có thể sử dụng được để có được một lưu vực sông phát triển bền vững. Phần mềm PB-BGKC được phát triển thử nghiệm trên lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, là một nguồn nước sông có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của ba tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, và Lạng Sơn.
Từ khóa: Bằng Giang - Kỳ Cùng, PB-BGKC, phân bổ nguồn nước |
|
|
Một số đặc điểm phú dưỡng ở một hồ nông nội đô Hà Nội
Số 61 (6/2018)
>
trang 52-61
|
Tải về (1003.60 KB)
Tạ Đăng Thuần, Bùi Quốc Lập
|
Tóm tắt
Hồ Cự Chính là một hồ nhỏ, nông nằm trong nội đô Hà Nội, đang phải đối diện nhiều vấn đề chất lượng nước đặc biệt là hiện tượng phú dưỡng. Nắm bắt được các đặc điểm diễn biến phú dưỡng trong hồ là một trong những cơ sở khoa học cần thiết cho việc đề xuất các giải pháp quản lý, kiểm soát chất lượng nước. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu này đưa ra một số kết quả về việc đánh giá phú dưỡng ở hồ Cự Chính trong thời gian từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2018. Kết quả cho thấy hồ Cự Chính đang ở trạng thái siêu phú dưỡng và có sự biến đổi theo mùa trong đóở mức cao vào mùa mưa. Các thực vật nổi chiếm ưu thế trong hồ là tảo lục và vi khuẩn lam trong đó có một số chi như Microcystis, Anabaena gây hiện tượng nở hoa trong nước.
Từ khóa: Phú dưỡng, chất lượng nước, vi khuẩn lam, chỉ số trạng thái phú dưỡng (TSI), hồ Cự Chính, hồ Hà Nội. |
|
|
Nghiên cứu cơ chế di chuyển của dòng chảy phía sau hình trụ tròn
Số 61 (6/2018)
>
trang 62-68
|
Tải về (845.24 KB)
Vũ Huy Công
|
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, cơ chế di chuyển của các khối chất lỏng phía sau hình trụ sẽ được nghiên cứu dựa trên phân tích “Lagrangian Coherent Structure”(LCS) và mô phỏng theo vết đối tượng “particle tracking”. Dòng chảy phía sau hình trụ được phân chia thành những miền chất lỏng riêng biệt và LCS cho phép dự đoán sự di chuyển của các miền chất lỏng đó theo thời gian. Sự di chuyển này có thể định lượng được dựa trên phương pháp LCS. Nghiên cứu cũng làm rõ ảnh hưởng của hệ số Reynold (từ 60-1000) đối với sự di chuyển này.
Từ khoá: “Lagrangian Coherent Structure”, hình trụ, cấu trúc dòng chảy, di chuyển. |
|
|
Nghiên cứu ảnh hưởng của tách chiết kiềm đến tấn công nội Sulfate do hình thành Ettringite gián đoạn
Số 61 (6/2018)
>
trang 69-75
|
Tải về (844.77 KB)
Nguyễn Văn Hướng
|
Tóm tắt
Sự hình thành ettringite thông thường trong giai đoạn đầu của quá trình hyđrat được xem có hiệu quả tích cực bởi nó cho phép điều chỉnh quá trình ninh kết của xi măng, xong nó lại đóng vai trò tiêu cực khi ettringite hình thành khi vật liệu của xi măng đông cứng (gọi là sự hình thành ettringite gián đoạn). Sự hình thành ettringite gián đoạn là một dạng của tấn công nội sulfate do sớm bị xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao hơn khoảng 70oC. Nhiệt độ cao trong quá trình hyđrat sẽ ngăn chặn sự hình thành và/ hoặc phân hủy ettringite thông thường (nguyên sinh) trong quá trình hyđrat của xi măng, sau đó vật liệu của xi măng khô cứng và trong điều kiện môi trường ẩm, ettringite sẽ lại hình thành gây ra giãn nở hoặc nứt nẻ. Các cấu kiện bê tông thường chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết tự nhiên trong suốt quá trình tồn tại, tính chất của dung dịch lỗ rỗng chắc chắn sẽ bị thay đổi do môi trường. Nghiên cứu này đã thí nghiệm xác định biến dạng dài của mẫu vữa và nồng độ Na+ và K+ của dung dịch ngâm mẫu dưỡng hộ trong hai điều kiện (nước ngâm không không thay đổi trong suốt quá trình thí nghiệm và thay đối định kỳ) trong thời đoạn khoảng 700 ngày. Kết quả thực nghiệm của bài báo này chỉ ra rằng sự tách chiết của các iôn kiềm (Na+ và K+) vào trong dung dịch dưỡng hộ đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế giãn nở bởi sự hình thành ettringite gián đoạn.
Từ khóa: Bê tông, vữa, giãn nở, chiết tách, kiềm, hình thành ettringite gián đoạn (DEF) |
|
|
Ảnh hưởng của chế độ bón phân cho lúa tới thay đổi hàm lượng Ni tơ trong kênh tiêu của lưu vực Hán Quảng, tỉnh Bắc Ninh
Số 61 (6/2018)
>
trang 76-83
|
Tải về (4458.46 KB)
Đặng Minh Hải
|
Tóm tắt
Gần đây, chất lượng nước trong lưu vực Hán Quảng thuộc diện tích phục vụ của hệ thống thủy nông Bắc Đuống đang suy giảm nghiêm trọng. Việc bón phân dư thừa trong canh tác lúa được xem là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng trên. Bài báo này sử dụng mô hình SWAT (Soil and Water Assessment Tool) để đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi chế độ bón phân trong canh tác lúa đến thay đổi hàm lượng Ni tơ trong kênh tiêu của lưu vực Hán Quảng từ năm 2000 đến năm 2013. Kết quả cho thấy khi lượng phân chuồng giảm 50%, lượng phân hóa học chứa N giảm 33% (vụ xuân) và 46% (vụ mùa) thì trung bình lượng NO3 giảm 38% và lượng NH4 giảm 46%. Thêm vào đó, sự thay đổi của Q1 (Bách vị phân thứ 25) và Q2 (Trung vị) nhiều hơn sự thay đổi của Q3 (Bách vị phân thứ 75). IQR (hiệu số giữa Q3 và Q1) của NO3 thay đổi từ 0.03 mg/l đến 2.2 mg/l và IQR của NH4 thay đổi từ 0.37 mg/l đến 7 mg/l.
Từ khóa: Lưu vực Hán Quảng, SWAT, chế độ bón phân, NO3, NH4 |
|
|
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả đầu tư và điện năng tiêu thụ của loại máy bơm cột nước thấp đã lắp đặt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Số 61 (6/2018)
>
trang 84-90
|
Tải về (719.73 KB)
Lưu Văn Quân
|
Tóm tắt
Máy bơm cột nước thấp (hay còn gọi là máy bơm không ống) là loại máy bơm hướng trục đứng có cột nước làm việc thấp, tổng cột nước bơm thiết kế nhỏ hơn 3,0m, được chế tạo và lắp đặt thử nghiệm tại 15 vị trí trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Chọn 03 trạm bơm điển hình để tính toán so sánh với một số loại máy bơm truyền thống khác như máy bơm hướng trục đứng, hỗn lưu trục ngang và máy bơm chìm cho thấy máy bơm cột nước thấp có nhiều ưu điểm vượt trội như: chi phí đầu tư xây dựng (chi phí xây dựng và chi phí mua sắm thiết bị) thấp nhất, tổng điện năng tiêu thụ tính trên một năm chỉ bằng 37%~60% so với các loại máy bơm so sánh, máy bơm chạy êm với tiếng ồn nhỏ, hình thức công trình nhà trạm đi kèm đơn giản.
Từ khóa: Máy bơm; máy bơm không ống; máy bơm cột nước thấp; |
|
|
Nghiên cứu mô hình toán mô phỏng dòng chảy hở một chiều có kể đến vận tốc theo chiều đứng tại đáy
Số 61 (6/2018)
>
trang 91-98
|
Tải về (1564.75 KB)
Huỳnh Phúc Hậu, Nguyễn Thế Hùng, Trần Thục, Lê Thị Thu Hiền
|
Tóm tắt
Trong bài báo này, phương pháp phần tử hữu hạn Taylor-Galerkin được áp dụng để rời rạc hóa hệ phương trình Saint-Venant có kể vận tốc chiều đứng ở đáy lòng dẫn, với độ chính xác bậc ba theo thời gian và không gian. Mô hình toán được kiểm định bởi hai ví dụ: Dòng chảy ổn định trên kênh có vật cản và dòng chảy vỡ đập trên kênh dốc. Kết quả cho thấy tính hiệu quả và chính xác của mô hình toán. Mô hình vật lý được xây dựng nhằm tạo ra vận tốc chiều đứng ở đáy kênh để kiểm chứng tính đúng đắn của mô hình. Kết quả đo đạc về sự biến đổi mực nước dọc máng thí nghiệm được thực hiên với các cấp lưu lượng khác nhau. Kết quả này được so sánh với kết quả tính toán theo mô hình toán cho thấy sự phù hợp tốt khi chỉ số Nash trong các trường hợp lên tới gần 90%.
Từ khóa: Saint-Venant, Taylor-Galerkin, thí nghiệm, xáo trộn đáy lòng dẫn. |
|
|
Ứng dụng phần mềm Flow-3D tính toán vận tốc và áp suất trên đập tràn thực dụng mặt cắt hình cong
Số 61 (6/2018)
>
trang 99-106
|
Tải về (960.43 KB)
Đỗ Xuân Khánh, Lê Thị Thu Nga, Hồ Việt Hùng
|
Tóm tắt
Bài báo này sử dụng phần mềm Flow-3D mô phỏng dòng chảy qua đập tràn thực dụng mặt cắt hình cong, ứng dụng cho thủy điện Đồng Nai 2. Hai yếu tố chính của dòng chảy qua đập tràn là vận tốc và áp suất được tính toán và phân tích kỹ thông qua bốn mô hình dòng chảy rối khác nhau. Kết quả cho thấy rằng, mô hình dòng chảy rối RNG có kết quả mô phỏng tốt hơn so với các mô hình còn lại là K, K-epsilon và LES khi so sánh với kết quả đo đạc trong phòng thí nghiệm, với lưu lượng Q = 150.76 l/s. Các chỉ tiêu so sánh ở mức tốt với hệ số Nash là 0.86 và phần trăm sai số trung bình là 10.9%. Mô hình cũng được kiểm định với một cấp lưu lượng khác, khi Q = 184.13 l/s và cho kết quả mô phỏng được đánh giá là phù hợp với số liệu thực đo.
Từ khóa: Flow 3D, đập tràn hình cong, RNG, mô phỏng dòng chảy |
|
|
|