Skip Navigation Links.
Collapse  Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường
 Số 93 (3/2025)
 Số 92 - Số Tiếng Anh (12/2024)
 Số 91 (12/2024)
 Số 90 (9/2024)
 Số 89 (6/2024)
 Số 88 (3/2024)
 Số 87 - Số Tiếng Anh (12/2023)
 Số 86 (12/2023)
 Số 85 (9/2023)
 Số 84 (6/2023)
 Số 83 (3/2023)
 Số 82 - Số Tiếng Anh (12/2022)
 Số 81 (12/2022)
 Số 80 (9/2022)
 Số 79 (6/2022)
 Số 78 (3/2022)
 Số 77 - Số Tiếng Anh (12/2021)
 Số 76 (12/2021)
 Số Đặc biệt (12/2021)
 Số 75 (9/2021)
 Số 74 (6/2021)
 Số 73 (3/2021)
 Số 72 - Số Tiếng Anh (12/2020)
 Số 71 (12/2020)
 Số 70 (9/2020)
 Số 69 (6/2020)
 Số 68 (3/2020)
 Số 67 (12/2019)
 Số Đặc biệt (10/2019)
 Số 66 (9/2019)
 Số 65 (6/2019)
 Số 64 (3/2019)
 Số 63 (12/2018)
 Số 62 (9/2018)
 Số 61 (6/2018)
 Số 60 (3/2018)
 Số 59 (12/2017)
 Số 58 (9/2017)
 Số 57 (6/2017)
 Số 56 (3/2017)
 Số 55 (11/2016)
 Số 54 (9/2016)
 Số 53 (6/2016)
 Số 52 (3/2016)
 Số 51 (12/2015)
 Số 50 (9/2015)
 Số 49 (6/2015)
 Số 48 (3/2015)
 Số 47 (12/2014)
 Số 46 (9/2014)
 Số 45 (6/2014)
 Số 44 (3/2014)
 Số 43 (12/2013)
 Số Đặc biệt (11/2013)
 Số 42 (9/2013)
 Số 41 (6/2013)
 Số 40 (3/2013)
 Số 39 (12/2012)
 Số 38 (9/2012)
 Số 37 (6/2012)
 Số 36 (3/2012)
 Số 35 (11/2011)
 Số Đặc biệt (11/2011)
 Số 34 (9/2011)
 Số 33 (6/2011)
 Số 32 (3/2011)
 Số 31 (12/2010)
 Số 30 (9/2010)
 Số 29 (6/2010)
 Số 28 (3/2010)
 Số 27 (11/2009)
 Số Đặc biệt (11/2009)
 Số 26 (9/2009)
 Số 25 (6/2009)
 Số 24 (3/2009)
 Số 23 (11/2008)
 Số 22 (9/2008)
 Số 21 (6/2008)
 Số 20 (3/2008)
 Số 19 (12/2007)
 Số 18 (9/2007)
 Số 17 (6/2007)
 Số 16 (3/2007)
 Số 15 (11/2006)
 Số 14 (8/2006)
 Số 13 (6/2006)
 Số 12 (3/2006)
 Số 11 (12/2005)
 Số 10 (9/2005)
 Số 9 (6/2005)
 Số 8 (2/2005)
 Số 7-C (11/2004)
 Số 7-V (11/2004)
 Số 7-N (11/2004)
 Số 7-K (11/2004)
 Số 7-NL (11/2004)
 Số 7-M (11/2004)
 Số 7-TH (11/2004)
 Số 7-LLCT (11/2004)
 Số 7-B (11/2004)
 Số 6 (9/2004)
 Số 5 (5/2004)
 Số 4 (02/2004)
 Số 3 (11/2003)
 Số 2 (9/2003)
 Số 1 (6/2003)
Số 60 (3/2018)



Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

Tháng 3 năm 2018

 
   
MỤC LỤC
Số 60 (3/2018) > trang 01-02 | Tải về (149.83 KB)
Đề xuất mô hình dự báo ống vỡ trên mạng lưới cấp nước
Số 60 (3/2018) > trang 03-09 | Tải về (776.70 KB)
Phạm Thị Minh Lành, Vũ Thị Vân Anh, Phạm Hà Hải
Tóm tắt
Đa số các đường ống cấp nước trong đô thị đều được đặt dưới mặt đường hoặc vỉa hè nên khi xảy ra vỡ một lượng nước đáng kể di chuyển ra khỏi đường ống mà không được phát hiện kịp thời. Đồng thời, khi có điểm vỡ trên đường ống các chất ô nhiễm tồn tại bên ngoài đường ống có điều kiện đi vào bên trong ống dễ hơn làm tăng nguy cơ nhiễm độc hàng loạt cho những người tiêu thụ nước. Để giảm thiểu chi phí do thất thoát nước đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng nước, cần xác định được khả năng ống vỡ trên mạng lưới cấp nước từ đó có kế hoạch bảo dưỡng và thay thế kịp thời. Trong bài báo này sẽ phân tích định lượng các yếu tố liên quan đến sự kiện ống vỡ và đề xuất sử dụng mô hình cây quyết định ước lượng khả năng vỡ ống từ các yếu tố liên quan này. Mô hình đề xuất sẽ được kiểm chứng cho số liệu thống kê thực tế và đánh giá chất lượng bằng chỉ số AUC.
Từ khóa: mạng lưới cấp nước; thất thoát nước; ống cấp nước vỡ; chỉ số AUC; mô hình cây quyết định; phần mềm R.
Một cải tiến của phương pháp Timoshenko áp dụng phân tích ổn định thanh thẳng chịu nén đúng tâm
Số 60 (3/2018) > trang 10-17 | Tải về (252.82 KB)
Nguyễn Hùng Tuấn, Lê Xuân Huỳnh, Đỗ Phương Hà
Tóm tắt
Bài báo trình bày một cải tiến của phương pháp Timoshenko để xác định lực tới hạn của thanh thẳng chịu nén đúng tâm. Thuật toán đề xuất được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa tiêu chuẩn kinh điển (tiêu chuẩn bình phương tối thiểu) và các phương pháp Sức bền vật liệu xác định hàm chuyển vị của thanh qua các vòng lặp, với ý nghĩa một - một trong quan hệ giữa lực tới hạn và đường đàn hồi. Các kết quả tính toán bước đầu cho thấy thuật toán đề xuất đưa đến nghiệm chính xác hơn phương pháp xấp xỉ liên tiếp và các phương pháp gần đúng khác.
Từ khóa: lực tới hạn, ổn định đàn hồi, tiêu chuẩn bình phương tối thiểu, phương pháp xấp xỉ liên tiếp, phương pháp tải trọng giả tạo
Nghiên cứu ứng dụng mô hình ANFIS dự báo lượng mưa vụ phục vụ cho việc lập kế hoạch tưới trên lưu vực sông Cả
Số 60 (3/2018) > trang 18-26 | Tải về (931.56 KB)
Nguyễn Lương Bằng
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, diễn biến về lượng mưa trên các lưu vực là một trong những vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lượng mưa vụ (LMV) phục vụ cho việc việc lập kế hoạch tưới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vận hành các hệ thống thủy lợi. Do sự thay đổi LMV có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ tưới và nguồn nước, đó là tài liệu cơ bản trong việc lập kế hoạch tưới của các hệ thống thủy lợi, câu hỏi được đặt ra là liệu những thay đổi về LMV có thể được dự báo với độ chính xác ở mức có thể chấp nhận được hay không. Trong bài viết này, mô hình ANFIS (adaptive neuro-fuzzy inference system) đã được đề xuất để xây dựng mô hình dự báo LMV cho lưu vực sông Cả. Số liệu dùng cho tính toán được lấy ở 4 trạm khí tượng đại diện trên lưu vực sông Cả từ năm 1975 đến 2014. Các mô hình dự báo LMV khác nhau đã được xây dựng với các tham số lượng mưa đầu vào khác nhau, kết quả dự báo của các mô hình này được so sánh thông qua các thông số thống kê để xác định và đề xuất mô hình có kết quả dự báo tốt nhất. Kết quả cho thấy mô hình dự báo với các nhân tố dự báo là lượng mưa vụ của 5 năm liên tiếp trong quá khứ cho kết quả tốt nhất và đáng tin cậy nhất để dự báo lượng mưa vụ 3 tháng và 6 tháng cho khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Lượng mưa vụ, Lưu vực sông Cả, Mô hình ANFIS.
Đánh giá khả năng xói hạt mịn của một số đất đắp đập, đê dựa vào những tiêu chuẩn cỡ hạt
Số 60 (3/2018) > trang 27-32 | Tải về (293.26 KB)
Lê Văn Thảo, Vũ Huy Công
Tóm tắt
Xói ngầm là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mất ổn định trong các công trình như đập, đê sử dụng vật liệu đất đắp. Tiến trình xói ngầm có thể phân ra thành bốn loại: xói rò rỉ, xói kéo theo, xói tiếp xúc và xói hạt mịn. Bài báo này liên quan đến xói hạt mịn, xói này có thể gây ra sự thay đổi về thành phần cỡ hạt, độ rỗng, và độ dẫn thủy lực trong đập, đê. Việc đánh giá ổn định của đập, đê do xói hạt mịn gây ra rất phức tạp và chưa được nghiên cứu hoàn hảo. Việc lựa chọn phương pháp, tiêu chuẩn phù hợp để đánh giá ổn định cho những công trình rất quan trọng. Một trong những tiêu chuẩn quan trọng được lựa chọn để đánh giá sự an toàn của đập đất là tiêu chuẩn về cỡ hạt và áp dụng cho tất cả các loại đất. Sự đánh giá này dựa vào những đường cong thành phần hạt của một số loại đất đắp đập, đê đã thu thập. Một chương trình Matlab để đánh giá khả năng xói hạt mịn của một số loại đất được lựa chọn từ các đập, đê cụ thể được đưa ra. Bài báo chỉ ra kết quả đánh giá khả năng xói hạt mịn cho một số loại đất đắp đập, đê từ Canada, Pháp và Việt Nam và một số loại đất rời thiết kế.
Từ khoá: Xói ngầm, xói hạt mịn, ổn định, tiêu chuẩn cỡ hạt
Phương pháp hiệu chỉnh ảnh hưởng của thủy triều lên vị trí đường bờ trích xuất từ ảnh không rõ giờ chụp
Số 60 (3/2018) > trang 33-40 | Tải về (1501.71 KB)
Võ Công Hoang, Hitoshi Tanaka
Tóm tắt
Thực tế dễ dàng nhận ra trong nhiều nghiên cứu rằng, vị trí đường bờ trích xuất từ ảnh hàng không hay vệ tinh không rõ giờ chụp không được hiệu chỉnh ảnh hưởng của thủy triều. Nghiên cứu này giới thiệu các phương pháp nhằm xác định thời gian chụp của ảnh dựa vào góc phương vị mặt trời và độ dài bóng nắng của các vật thể thẳng đứng trên bề mặt đất phẳng. Giờ chụp ảnh được xác định từ góc phương vị mặt trời có sai số nhỏ hơn nhiều so với sai số từ độ dài bóng nắng. Sai số này có thể chấp nhận được cho mục đích hiệu chỉnh ảnh hưởng của thủy triều lên đường bờ. Các phương pháp xác định thời gian chụp ảnh này cũng đã được thử nghiệm thành công cho các ảnh vệ tinh không rõ giờ chụp khu vực bờ biển Sendai, Nhật Bản.
Từ khóa: Hiệu chỉnh ảnh hưởng của triều, góc phương vị mặt trời, góc thiên đỉnh mặt trời, vị trí đường bờ, Google Earth Pro, thời gian chụp ảnh
Ứng dụng mô hình thủy lực một chiều đánh giá xu thế biến động dòng chảy kiệt lưu vực sông Mã
Số 60 (3/2018) > trang 41-47 | Tải về (1020.85 KB)
Lương Ngọc Chung, Trần Viết Ổn
Tóm tắt
Sông Mã là hệ thống sông lớn phân bố trên lãnh thổ 2 quốc gia là Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào và Việt Nam, có tiềm năng rất lớn về đất đai, tài nguyên nước, thuỷ năng, rừng và thủy hải sản. Suy giảm dòng chảy kiệt là một trong những vấn đề nóng của lưu vực này trong những năm gần đây, đặc biệt dưới sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này thiết lập mô hình thủy lực một chiều bằng mô hình Mike 11 để mô phỏng và đánh giá thực trạng và diễn biến dòng chảy kiệt trên lưu vực sông Mã với số liệu cập nhật trong vòng 35 năm từ 1980 - 2015. Kết quả lưu lượng trung bình mùa kiệt, trung bình 3 tháng kiệt và trung bình tháng kiệt nhất tại một số vị trí như Cẩm Thủy, Lý Nhân, Sét Thôn trên hạ du sông Mã trong cho thấy xu hướng suy giảm dòng chảy kiệt tại hạ du sông Mã đã diễn ra rõ rệt trong giai đoạn 2010 - 2015. Bên cạnh đó thì giai đoạn 2000 - 2009 có mức lưu lượng kiệt cao nhất trong toàn giai đoạn tính toán. Giai đoạn kiệt nhất nằm ở giai đoạn 1990 - 2000. Từ năm 1980 - 1989 thì lưu lượng kiệt nằm trong khoảng trung bình của toàn chuỗi mô phỏng.
Từ khóa: Sông Mã, mô hình MIKE 11, dòng chảy kiệt, quản lý bền vững tài nguyên nước.
Xây dựng công thức tính cường độ mưa thiết kế và bản đồ đẳng trị tham số vùng đồng bằng Bắc bộ
Số 60 (3/2018) > trang 48-57 | Tải về (526.31 KB)
Nguyễn Thị Việt Hồng, Nguyễn Tuấn Anh
Tóm tắt
Trong tính toán thiết kế hệ thống thoát nước mưa đô thị, công thức xác định cường độ mưa thiết kế hay còn gọi là phương trình quan hệ cường độ mưa-thời gian-tần suất (IDF) được sử dụng trong tính toán lưu lượng thiết kế của các tuyến kênh, mương thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn. Các thông số khí tượng của quan hệ IDF được giới thiệu trong tiêu chuẩn thiết kế mạng lưới thoát nước hiện hành (TCVN 7957-2008) được xác định từ tài liệu mưa trong quá khứ cách đây khá lâu nên cần được cập nhật, điều chỉnh hoặc xây dựng mới với tài liệu mưa gần đây. Bài báo này giới thiệu các bước và kết quả xây dựng quan hệ IDF thời đoạn nhỏ hơn 24 giờ và bản đồ đẳng trị các tham số của phương trình IDF cho khu vực đồng bằng Bắc bộ. Dựa trên các phương trình IDF và các bản đồ đẳng trị tham số này, có thể xác định được giá trị cường độ mưa tại các vị trí không có trạm đo mưa trong vùng đồng bằng Bắc bộ.
Từ khóa: Cường độ mưa thiết kế, lượng mưa-thời gian mưa-tần suất
Đánh giá tải lượng bùn cát về các hồ chứa lớn ở thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn bằng mô hình thủy văn bán phân bố SWAT
Số 60 (3/2018) > trang 58-66 | Tải về (1533.82 KB)
Nguyễn Quang Bình
Tóm tắt
Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là một trong những lưu vực sông có nguồn thủy năng lớn của cả nước. Hiện nay đã có nhiều công trình hồ chứa được quy hoạch và xây dựng trên lưu vực. Tuy nhiên một vấn đề lớn đặt ra trong quá trình khai thác các công trình hồ chứa là tính toán xác định tải lượng bùn cát về hồ theo thời gian. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng mô hình thủy văn bán phân bố SWAT để xác định tải lượng bùn cát về tại vị trí xây dựng 4 hồ chứa lớn ở thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là: A Vương, sông Bung 4, DakMi 4 và sông Tranh 2 trong thời gian 31 năm, từ năm 1980 – 2010. Kết quả tính toán cho thấy, tải lượng bùn cát về các hồ tập trung chủ yếu vào bốn tháng mùa lũ (tháng 9, 10, 11, 12). Khối lượng bùn cát trung bình trong mùa lũ tại 4 hồ A Vương, Sông Bung 4, DakMi 4 và sông Tranh 2 lần lượt là: 1733.76 tấn, 40610.90 tấn, 71593.86 tấn, 77374.78 tấn, tương ứng chiếm 85.84%, 78.49%, 82.72%, 82.19% khối lượng bùn cát trung bình năm.
Từ khóa: Vu Gia – Thu Bồn, tải lượng bùn cát, SWAT, A Vương, sông Bung 4, DakMi 4, sông Tranh 2.
Năng suất lao động của công ty thủy nông và đề xuất cách tính định biên
Số 60 (3/2018) > trang 67-74 | Tải về (300.82 KB)
Nguyễn Trung Dũng
Tóm tắt
Năng suất lao động (NSLĐ) là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ quản lý và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp. Do đặc thù riêng nên mỗi ngành có NSLĐ đặc trưng. Trong nền kinh tế quốc dân, ngành nông lâm thủy sản có NSLĐ thấp nhất. NSLĐ của các công ty thủy nông chỉ đạt ở mức trung bình và dưới trung bình so với toàn nền kinh tế quốc dân, nhưng thuộc loại cao trong nhóm ngành nông lâm thủy sản. Trong mười năm qua do cơ chế chính sách về cấp bù thủy lợi phí mang tính bao cấp nên NSLĐ của công ty thủy nông chỉ ở mức thấp so với khả năng. Điều này thể hiện qua phân tích số liệu năm 2014-15 của 6 công ty thủy nông thuộc dự án VIAIP-WB7. Trong bài tác giả phân tích thực trạng, xác định cơ hội và thách thức cho việc tăng NSLĐ ở các công ty thủy nông. Tiếp đến là đề xuất cách tính định biên cho công ty thủy nông ở 3 vùng kinh tế cho đến năm 2025.
Từ khoá: Năng suất lao động, định biên lao động, công ty thủy nông, công ty QLKT CTTL
Mô phỏng ứng xử thay đổi thể tích của đất không bão hòa dưới áp lực đầm nén tĩnh
Số 60 (3/2018) > trang 75-82 | Tải về (810.80 KB)
Kiều Minh Thế, Mahler András
Tóm tắt
Sức hút dính của đất đã được sử dụng là một trong những biến trạng thái cho hầu hết các mô hình ứng xử của đất không bão hòa. Tuy nhiên, các thực nghiệm với sự kiểm soát sức hút dính là phức tạp, đòi hỏi quy trình thí nghiệm đặc biệt, các thiết bị tiên tiến, và thường là tốn nhiều thời gian. Kodikara (2012) đã đề xuất sử dụng không gian MPK với các biến là hệ số rỗng (e), ứng suất nén (p) và hệ số độ ẩm (ew) để giải thích ứng xử của đất không bão hòa chịu tải trọng đầm nén. Ưu điểm của mô hình này là dựa vào thí nghiệm đầm nén đất ở điều kiện giữ nguyên độ ẩm, đơn giản và phổ biến hơn phương pháp kiểm soát sức hút dính không đổi. Bài báo này trình bày quá trình xây dựng mặt cong LWSBS trong không gian MPK, và kết quả mô phỏng ứng xử theo thể tích của hai loại đất theo các đường trạng thái khác nhau. Kết quả cho thấy ứng xử theo thể tích của đất trong các quá trình gia tải/làm ướt, hoặc các tổ hợp gia tải/dỡ tải/làm ướt/gia tải lại đã được mô phỏng tốt trong không gian này.
Từ khoá: Đất không bão hòa, đầm nén đất, MPK framework, LWSBS
Xác định quan hệ mực nước và lưu lượng khi dẫn dòng thi công qua đập xây dựng dở và cống
Số 60 (3/2018) > trang 83-88 | Tải về (582.55 KB)
Mai Lâm Tuấn
Tóm tắt
Khi dẫn dòng thi công người ta thường áp dụng sơ đồ dẫn dòng đồng thời qua nhiều công trình tháo nước, trong đó có hình thức kết hợp đập xây dở và cống để dẫn dòng. Việc tính toán này phải giải theo phương pháp tính đúng dần. Bài viết của tác giả sẽ trình bày phương pháp tính và xây dựng sơ đồ khối và lập trình để tính toán thủy lực dẫn dòng kết hợp. Đây sẽ là công cụ giúp cho người thiết kế dễ dàng xác định được các thông số của công trình dẫn dòng khi tính toán thiết kế công trình dẫn dòng thi công.
Từ khóa: dẫn dòng thi công, dẫn dòng kết hợp, thủy lực dẫn dòng.
Lựa chọn tần suất lưu lượng lớn nhất thiết kế dẫn dòng thi công khi công trình chính tham gia dẫn dòng
Số 60 (3/2018) > trang 89-93 | Tải về (156.91 KB)
Mai Lâm Tuấn
Tóm tắt
Hiện nay việc lựa chọn tần suất lưu lượng lớn nhất thiết kế dẫn dòng thi công được thực hiện theo QCVN 04-05:2012/BNN&PTNT, nhưngviệc lựa chọn chủ yếu xem xét đến cấp của công trình chính mà chưa đề cập cụ thể đến ảnh hưởng của dung tích hồ. Bài báo này đề cập đến luận cứ và đề xuất xem xét đến yếu tố dung tích lòng hồ khi lựa chọn tần suất lưu lượng lớn nhất thiết kế khi công trình chính tham gia dẫn dòng.
Từ khóa: dẫn dòng thi công, lưu lượng thiết kế dẫn dòng.
Nghiên cứu chuyển vị và ứng suất của cầu máng vỏ mỏng xi măng lưới thép ứng suất trước nhịp lớn
Số 60 (3/2018) > trang 94-99 | Tải về (296.12 KB)
Phạm Cao Tuyến, Vũ Hoàng Hưng
Tóm tắt
Cầu máng xi măng lưới thép ứng suất trước (CM-XMLT-ƯST) nhịp lớn là một kết cấu dạng vỏ trụ không gian được gia cường bằng các sườn dọc, sườn ngang và thanh giằng, khi thiết kế đòi hỏi nội lực có độ chính xác cao cần phân tích theo bài toán vỏ mỏng không gian. Tuy nhiên phân tích nội lực thân máng trên cơ sở các phương trình vi phân cơ bản của lý thuyết vỏ mỏng không gian để tìm lời giải chính xác thì gần như không thể thực hiện được, thường dùng phương pháp phần tử hữu hạn và giải theo chuyển vị. Song đòi hỏi người sử dụng phải có hiểu biết nhất định về lý thuyết vỏ mỏng, phương pháp phần tử hữu hạn và phần mềm ứng dụng. Dựa trên Chương trình chuyên dụng tính toán CM-XMLT-ƯST do tác giả lập trên nền phần mềm ANSYS, đã tiến hành tính toán hàng loạt bài toán vỏ mỏng và thấy rằng với CM-XMLT-ƯST có nhịp lớn, khi tỷ số chiều dài nhịp trên chiều cao mặt cắt ngang L/H >= 10 thì tính theo lý thuyết dầm cũng đạt độ chính xác cần thiết.
Từ khóa: Cầu máng, xi măng lưới thép, ứng suất trước, lý thuyết vỏ, lý thuyết dầm, ANSYS
Nghiên cứu ứng dụng xây dựng tiêu chí, chỉ số an ninh nguồn nước lưu vực sông Mã
Số 60 (3/2018) > trang 100-107 | Tải về (322.56 KB)
Nguyễn Thị Mùi, Lê Đình Thành
Tóm tắt
Hiện nay an ninh nguồn nước (ANNN) đã trở thành vấn đề lớn và rất cấp thiết đối với nhiều lưu vực sông và khu vực trên thế giới, đặc biệt là những lưu vực sông liên quốc gia và các vùng lãnh thổ khan hiếm nước. Sông Mã là sông liên quốc gia, có tiềm năng nguồn nước khá dồi dào, tuy nhiên lại phân bố không đều theo không gian và thời gian, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội trên lưu vực rất nhanh chóng và tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực hạ lưu và vùng cửa sông đã tạo nên những áp lực lớn đối với ANNN và bảo vệ môi trường. Để đảm bảo phát triển bền vững lưu vực, bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu xây dựng tiêu chí và các chỉ số ANNN cho ba vùng điển hình trên lưu vực sông Mã với hai trường hợp năm 2015 và tương lai năm 2030.
Từ khóa: Lưu vực sông Mã, an ninh nguồn nước, tiêu chí, chỉ số an ninh nguồn nước
12