|
Phương pháp số phân tích phi tuyến và dao động tự do kết cấu cáp
Số 58 (9/2017)
>
trang 03-09
|
Tải về (273.00 KB)
Nguyễn Vĩnh Sáng, Nguyễn Vũ Luật
|
Tóm tắt
Bài báo này trình bày phân tích phi tuyến hình học của kết cấu cáp dưới tác dụng của tải trọng tĩnh học như của trọng lượng bản thân và lực căng trước. Phương pháp phần tử hữu hạn sử dụng công thức Lagrange kết hợp với đa thức nội suy đẳng tham số. Sơ đồ lặp Newton-Raphson với tải trọng gia tăng để xác định chuyển vị tĩnh học của kết cấu cáp. Ngoài ra, dao động tự do của kết cấu cáp này cũng được xem xét, tần số dao động tự nhiên của kết cấu cáp cũng được xác định theo phương pháp phần tử hữu hạn đẳng tham số này. Ví dụ số được trình bày để đánh giá độ chính xác và tin cậy của phương pháp này so sánh với các kết quả đã được công bố trước đây. |
|
|
Nghiên cứu đánh giá tác động của đề án xây dựng và phát triển khu du lịch Kênh Gà – Vân Trình trong việc đáp ứng tiêu chuẩn phòng lũ cho sông Hoàng Long
Số 58 (9/2017)
>
trang 10-18
|
Tải về (749.72 KB)
Phạm Thị Hương Lan
|
Tóm tắt
Đề án khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình thuộc các xã Gia Lạc, Gia Minh, Gia Vượng, Gia Thịnh (huyện Gia Viễn), xã Thượng Hòa, Đức Long, xã Lạc Vân (huyện Nho Quan, là các xã nằm trọn trong khu vực ngập lũ. Dự án Kênh Gà - Vân Trình là một dự án rất lớn về quy mô đầu tư cũng như hiệu quả đem lại trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình. Tại Nghị quyết 15-NĐ/TU ngày 13/7/2009 của Tỉnh ủy Ninh Bình về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã nhấn mạnh nhiệm vụ tập trung hoàn thành, nâng cấp và khai thác hợp lý các khu du lịch trọng điểm, trong đó đặc biệt là khu vực Kênh Gà - Vân Trình, một trong những nhiệm vụ trong tâm của Tỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế đến 2030. Để đảm bảo an toàn chống lũ, cần có nghiên cứu đánh giá tác động của đề án xây dựng và phát triển khu du lịch Kênh Gà Vân Trình trong việc đáp ứng tiêu chuẩn chống lũ cho sông Hoàng Long. Từ khoá: Tiêu chuẩn phòng chống lũ, sông Hoàng Long và sông Đáy, đề án Kênh Gà – Vân Trình |
|
|
Ảnh hưởng của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước đến động thái kẽm trong đất lúa phù sa sông Hồng
Số 58 (9/2017)
>
trang 19-25
|
Tải về (650.48 KB)
Đinh Thị Lan Phương, Nguyễn Thị Hằng Nga
|
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện theo dõi các thí nghiệm đồng ruộng trên đất lúa phù sa sông Hồng tại xã An Viên, (Tiên Lữ, Hưng Yên) qua 4 vụ canh tác từ 2015-2016. Hai công thức thí nghiệm đã thực hiện bao gồm: tưới ngập thường xuyên và tưới tiết kiệm nước, mỗi công thức thí nghiệm được bố trí lặp lại 03 lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật tưới tiết kiệm nước bên cạnh việc giảm được lượng nước tưới (giảm 22,81%÷39,3% lượng nước so với tưới ngập truyền thống), còn có vai trò duy trì tình trạng [Zndt] – một trong những dinh dưỡng vi lượng rất quan trọng trong đất lúa. Hàm lượng [Zndt] trên đất được tưới tiết kiệm nước dao động từ 0,62-0,66mg/100gđ trong suốt giai đoạn sinh trưởng của lúa. Ngoài ra, môi trường khử trong đất lúa đã được cải thiện (Eh, pH tăng) khi áp dụng tưới tiết kiệm nước, do vậy cũng làm giảm được các độc tố trong môi trường đất lúa ngập nước. Từ khóa: Tưới tiết kiệm nước, kẽm dễ tiêu, động thái kẽm. |
|
|
Characterization of clay mineralogical composition and consistency of Hanoi agricultural soils – comparison with Japanese agricultural soils
Số 58 (9/2017)
>
trang 26-33
|
Tải về (212.98 KB)
Nguyen Thi Lan Huong
|
Tóm tắt
Five agricultural soil samples from Hanoi, Vietnam were subject to clay mineralogical analysis and determination of the soil plasticity in addition to measurement of pH, organic matter content, cation exchange capacity (CEC) and exchangeable cations and particle size distribution. The pH, CEC and exchangeable cation of soil samples were similarly. In contrast, organic matter content and clay particle were comparable between the soils samples. The predominant clay minerals in soil samples were mica and kaolinite. In addition, to compare the plastic number, six Japanese agricultural soil samples were picked up. Resulting from lower of clay fraction content, organic mater content, CEC, Exchangeable cations, all of Hanoi agricultural soils samples have smaller liquid limit, plastic limit, plastic index and activity than those of Japanese agricultural soils. Keywords: Clay mineralogical, plastic number, agricultural soil.
ĐẶC TRƯNG THÀNH PHẦN KHOÁNG SÉT VÀ ĐỘ CHẶT CỦA ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI - SO SÁNH VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NHẬT BẢN
Để xác định thành phần khoáng sét và độ chặt của đất nông nghiệp tại Hà Nội, Việt Nam, tác giải đã tiến hành lấy 5 mẫu đất nông nghiệp (12/2016) và phân tích thành phần khoáng sét, xác định độ dẻo bên cạnh việc phân tích pH, chất hữu cơ, hàm lượng cation trao đổi và thành phần cơ giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị pH, CEC và các catio trao đổi tương đương trong các mẫu đất. Ngược lại, hàm lượng chất hữu cơ, thành phần sét khá khác biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần khoáng sét chính trong các mẫu đất nông nghiệp tại Hà Nội là Mica và Kaolinite. Khi so sánh các kết quả thu được này với các kết quả tương tư của các mẫu đất nông nghiệp tại Nhật Bản (6 mẫu đất), nghiên cứu chỉ ra rằng đất nông nghiệp tại Hà Nội có hàm lượng sét, chất hữu cơ, CEC, cation trao đổi, chỉ số dẻo, giới hạn dẻo trên và giới hạn dẻo dưới nhỏ hơn của đất nông nghiệp tại Nhật Bản. Từ khóa: Khoáng sét, chỉ số dẻo, đất nông nghiệp. |
|
|
Nghiên cứu thực nghiệm gia cố đất thân đê hữu Đuống kết hợp làm đường giao thông bằng vật liệu xi măng và tro bay
Số 58 (9/2017)
>
trang 34-40
|
Tải về (2479.61 KB)
Đặng Công Hưởng
|
Tóm tắt
Căn cứ vào kết quả thí nghiệm trong phòng về gia cố lớp đất thân đê bằng vật liệu xi măng và tro bay. Tác giả tiếp tục triển khai thử nghiệm tại hiện trường nhằm đánh giá kết quả và lựa chọn giải pháp thích hợp đối với lớp đất thân đê làm nền thượng trong kết cấu áo mặt đường đê khi kết hợp giao thông. Đoạn đê Hữu Đuống từ K30+880 ÷ K30+930 được chọn làm thử nghiệm cải thiện hiện trạng đất thân đê để kết hợp giao thông. Tác giả xin giới thiệu về thi công thực nghiệm lớp đất thân đê được gia cố xi măng kết hợp tro bay để cải thiện các đặc tính chịu lực. Kết quả thử nghiệm hiện trường cho thấy khá phù hợp với kết quả thí nghiệm trong phòng và đạt những yêu cầu không những cho lớp nền thượng mà còn đạt yêu cầu của lớp cấp phối đá dăm loại 2 trong cấu tạo kết cấu mặt đường. Từ khóa: đê kết hợp giao thông, mặt đường đê, xi măng kết hợp tro bay. |
|
|
Nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn tối ưu vận hành hồ chứa bậc thang thủy điện làm việc trong hệ thống điện lực
Số 58 (9/2017)
>
trang 41-47
|
Tải về (346.78 KB)
Hồ Ngọc Dung
|
Tóm tắt
Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu lựa chọn hàm mục tiêu áp dụng cho bài toán vận hành tối ưu hệ thống bậc thang thủy điện làm việc trong hệ thống điện lực. Đối với hệ thống điện chi phí của hệ thống không chỉ ở tổng sản lượng điện phát ra của nhà máy điện mà còn khả năng tham gia cân bằng phụ tải của hệ thống và hiệu ích của trạm thủy điện trong việc tham gia cân bằng công suất của toàn bộ hệ thống điện. Đề xuất một tiêu chuẩn tối ưu có xét đến yếu tố tham gia cân bằng phụ tải điện của hệ thống sẽ phù hợp hơn khi giải quyết bài toán vận hành tối ưu các công trình thủy điện. Kết quả tính toán và phân tích nhằm làm rõ việc sử dụng tiêu chuẩn tối ưu trong tính toán vận hành hồ chứa các công trình thủy điện làm việc trong hệ thống điện. Từ khóa: Hòa Bình, Sơn La, Quy hoạch động, Bậc thang thủy điện. |
|
|
Integration of nitrification with denitrification for water treatment
Số 58 (9/2017)
>
trang 48-55
|
Tải về (334.65 KB)
Luong Van Anh, Nguyen Thuy Linh, Duc Toan Do
|
Tóm tắt
With poor water catchment protection, surface water and groundwater sources can be polluted by many substances, of which, ammonia is one of the primary factors. While conventional methods for ammonia treatment using chlorine present limitations during treatment processes, biological treatment solutions are highly appropriate in efficiently removing contaminants such as ammonia. The study was conducted by an experiment at the lab-scale focused on the integration of a nitrification system with a denitrification system to remove ammonia and other nitrogen compounds in treatment surface water and groundwater. The results revealed that the nitrification system with hydraulic rate of 0.3 L min-1 can remove 83 mg NH4-N day-1 with 4.88 m2 of polypropylene media. It corresponds to 17 mg NH4-N m-2 day-1 of ammonium nitrogen surface load. Meanwhile, 716 mg NO3-N day-1 was eliminated by the denitrification system with hydraulic rate of 42 ml min-1. Keywords: Nitrogen, ammonia, nitrification, denitrification, barley straw.
KẾT HỢP QUÁ TRÌNH NITRÁT HÓA VÀ KHỬ NITƠ TRONG XỬ LÝ NƯỚC Do còn nhiều hạn chế trong việc quản lý và bảo vệ các lưu vực thu nước nên hiện nay nhiều nguồn nước mặt và nước ngầm bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các nguồn gây ô nhiễm khác nhau, trong đó amoniac là một trong những nguyên nhân chính. Trong khi các phương pháp xử lý amoniac truyền thống bộc lộ nhiều hạn chế khi sử dụng clo trong quá trình xử lý nước thì xử lý amoniac bằng phương pháp sinh học được xem như giải pháp tối ưu trong việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm như amoniac. Nghiên cứu này được thực hiện trong phòng thí nghiệm và tập trung vào việc kết hợp quá trình nitrát hóa và quá trình khử nitơ để loại bỏ amoniac và các hợp chất của nó trong quá trình xử lý nước mặt và nước ngầm. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình nitrát hóa với lưu lượng dòng chảy là 0.3 L/phút chảy qua đệm sinh học có diện tích 4.88 m2 có thể giúp loại bỏ 83 mg NH4-N/ngày. Lượng amoniac này tương đương với tải trọng bề mặt là 17 mg NH4-N m-2 /ngày. Trong khi quá trình khử nitơ với lưu lượng dòng chảy là 42 ml/phút có thể giúp loại bỏ 716 mg NO3-N/ngày. Từ khóa: Nitơ, ammonia, nitrát hóa, khử nitơ, rơm. |
|
|
Giải pháp cấp nước nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong điều kiện biến đổi khí hậu
Số 58 (9/2017)
>
trang 56-63
|
Tải về (1518.92 KB)
Lương Văn Anh
|
Tóm tắt
Để duy trì mục tiêu phát triển và đạt được tính bền vững, cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cần phải khắc phục được những vấn đề ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu (BĐKH). Trên cơ sở đánh giá trữ lượng nước nguồn nước mặt, nước dưới đất, khả năng khai thác các nguồn nước, bài báo này trình bày một số đề xuất về giải pháp cấp nước nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong điều kiện BĐKH. Các giải pháp cấp nước sạch nông thôn trong điều kiện BĐKH và phù hợp với giai đoạn xây dựng nông thôn mới là cơ sở quan trọng trong quản lý, đầu tư về cấp nước sinh hoạt nông thôn. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, hiện trạng cấp nước, cấp nước nông thôn, Phân vùng cấp nước. |
|
|
Nghiên cứu xác định co ngót tự sinh của hồ xi măng rất non tuổi
Số 58 (9/2017)
>
trang 64-69
|
Tải về (529.24 KB)
Nguyễn Văn Hướng
|
Tóm tắt
Sự thay đổi thể tích của bê tông non tuổi là kết quả của một quá trình hóa lý phức tạp, nó thường thể hiện bằng hiện tượng co ngót. Sự giảm thể tích này được gọi là co ngót tự sinh, nó liên quan đến co ngót hóa học và sự thay đổi nội cấu trúc. Đối với bê tông truyền thống ứng suất do co ngót thường không xem xét, nhưng đối với bê tông có tỷ lệ nước/ xi măng nhỏ hay sử dụng muội silic thì ứng suất co ngót nội sinh là đáng kể. Sự cản trở co ngót bởi cốt liệu hoặc các kết cấu tiếp giáp có thể dẫn đến sự hình thành các vết nứt làm giảm cường độ, độ bền và tính thẩm mỹ. Trong thực tiễn, giá trị đo thực tế của co ngót tự sinh tuổi rất sớm (24 giờ đầu) là khó đạt được bởi sự khó trong cách đo và thiếu tiêu chuẩn hướng dẫn. Nghiên cứu này hướng đến phát triển một thiết bị để xác định các trị số co ngót tự sinh ngay khi hồ xi măng được nhào trộn trong vòng 24 giờ đầu. Từ khóa: Bê tông, chất kết dính, co ngót tự sinh, co ngót hóa học, nứt. |
|
|
Nghiên cứu đề xuất giải pháp tôn tạo, mở rộng bãi đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa
Số 58 (9/2017)
>
trang 70-77
|
Tải về (1490.82 KB)
Lê Hải Trung
|
Tóm tắt
Hầu hết các đảo nổi thuộc Quần đảo Trường Sa có diện tích rất hạn chế, thường nhỏ hơn 0,5 km2, nhưng lại đóng vai trò quan trọng về quốc phòng và kinh tế. Việc tăng diện tích mặt bằng đảo do vậy có ý nghĩa thiết thực và cần được quan tâm nghiên cứu. Trong giai đoạn hiện nay, giải pháp nuôi bãi nhân tạo chưa thực sự phù hợp để áp dụng ở các đảo nổi về mặt pháp lí và chủ trương của Nhà nước. Bài báo nhằm nghiên cứu các dạng công trình tôn tạo, mở rộng bãi đảo bao gồm đập mỏ hàn, đê chắn sóng, và đê quây tạo dạng vịnh kín gắn với bờ đảo. Ba giải pháp đều có khả năng giảm năng lượng sóng, dòng chảy và tác động vào quá trình vận chuyển vật liệu trầm tích quanh đảo. Theo đó, vật liệu sẽ tăng khả năng bồi tụ ở vùng lặng sóng phía sau công trình, dần dần nâng cao và mở rộng bãi. Từ khóa: bồi tụ; đảo nổi; mở rộng; vận chuyển, vật liệu trầm tích. |
|
|
Mapping extent of flooded areasusing Sentinel-1 satellite image
Số 58 (9/2017)
>
trang 78-82
|
Tải về (691.59 KB)
Tran Kim Chau
|
Tóm tắt
This paper presents a methodology to determine inundation area in a flood event in Ha Tinh Province, Vietnam, by applying Synthetic Aperture Radar (SAR) image processing, in combination with Digital Elevation Model (DEM) for threshold detection. Sentinel-1 images were down loaded from an open source provided by European Space Agency (ESA). DEM data were collected from United States Geological Survey (USGS). The method uses thresholds to distinguish flooded area from unflooded area. Then based on topographic correlations to identify more appropriate floodplains. The study suggesteda quickerway not only to detect flooded areas, but also to validate the use of hydraulic models in the regions where no observation data were collected. Keywords: Synthetic Aperture Radar; Sentinel-1; water boundary detection; inundation mapping.
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT DỰA TRÊN ẢNH VIỄN THÁM CHỦ ĐỘNG SENTINEL-1
Trong bài báo này chúng tôi sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu xác định vùng ngập lụt bằng ảnh rada khẩu độ tổng hợp (SAR). Nghiên cứu được sử dụng ảnh Sentinel-1 của cơ quan vũ trụ Châu Âu cung cấp, kết hợp với mô hình số hóa độ cao (DEM) để xây dựng bản đồ ngập lụt cho khu vực tỉnh Hà Tĩnh. DEM địa hình được thu thập từ cục Khảo Sát Địa Chất (USGS). Phương pháp sử dụng các ngưỡng để phân biệt vùng ngập nước và vùng không bị ngập. Sau đó dựa vào cao độ của các điểm được cho là ngập nước với khu vực xung quanh để xác định những vùng bị ngập một cách hợp lý hơn. Kết quả của nghiên cứu không chỉ đưa ra phương pháp đánh giá mức độ ngập lụt nhanh chóng, không phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết mà còn cung cấp cơ sở để kiểm định các kết quả của mô hình thủy lực đối với những vùng không có số liệu thực đo. Từ khóa: Ảnh viễn thám chủ động; Sentinel-1; phân biệt nước; bản đồ ngập lụt. |
|
|
Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu Nano SiO2 điều chế từ tro trấu đến khả năng chống thấm Ion Clo của bê tông xi măng
Số 58 (9/2017)
>
trang 83-87
|
Tải về (194.38 KB)
Đặng Thị Thanh Lê
|
Tóm tắt
Nano-SiO2 điều chế từ tro trấu (diện tích bề mặt 258,3 m2/g, kích thước hạt 10 đến 15 nm) làm tăng đã làm tăng khả năng chống thấm ion clo của bê tông. Khả năng chống thấm ion clo của các loại bê tông xi măng tăng theo hàm lượng nano SiO2 sử dụng. Khi hàm lượng nano SiO2 sử dụng là 2,5%, khả năng chống thấm ion clo của bê tông xi măng tốt nhất, giảm được 30,4% điện lượng (mác M60) và 26% điện lượng (mác M70) so với bê tông xi măng không sử dụng nano SiO2. Từ khóa: nano SiO2, tro trấu, bê tông xi măng, thấm ion clo của bê tông. |
|
|
Xói lở bờ sông, kênh, rạch tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau
Số 58 (9/2017)
>
trang 88-94
|
Tải về (1784.37 KB)
Trần Bá Hoằng
|
Tóm tắt
Do nhu cầu phát triển kinh tế đã gây áp lực lớn lên hệ thống sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Tình trạng xói lở bờ đã diễn ra phức tạp với xu hướng ngày một tăng tác động xấu tới môi trường, gây hoang mang cho cộng đồng dân cư sống ven sông, kênh, rạch. Qua phân tích quá trình hình thành, phát triển hệ thống sông, hoạt động của con người lên hệ thống sông cùng hiện tượng biến đổi khí hậu nước biển dâng, tác giả đã đánh giá được thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân và định hướng giải pháp phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do xói lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Từ khoá: Xói lở, hệ thống sông, biến đổi khí hậu, Bạc Liêu, Cà Mau. |
|
|
Phát triển nông nghiệp theo đặc thù sinh thái môi trường đất, nước vùng đồng bằng ven biển Hà Tĩnh
Số 58 (9/2017)
>
trang 95-102
|
Tải về (1108.61 KB)
Phan Văn Trường, Nguyễn Mạnh Hà
|
Tóm tắt
Đồng bằng ven biển Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế phát triển dựa trên thế mạnh về nông nghiệp nhưng điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đặc biệt là những biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Nhiều vùng đất canh tác bị nhiễm mặn và khô hạn kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng. Từ việc phân tích, đánh giá tính chất đặc thù của sinh thái môi trường đất và các nguồn nước, bài báo đưa ra các giải pháp thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm phục hồi môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước trong nông nghiệp. Từ khoá: Sinh thái, nước dưới đất, nhiễm mặn, nông nghiệp, Hà Tĩnh. |
|
|
|