|
Dự báo biến động đáy biển, đường bờ từ hoạt động của dự án “nạo vét, khơi thông luồng hàng hải khu kinh tế Vân Phong, kết hợp tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu”
Số 51 (12/2015)
>
trang 3-10
|
Tải về (1147.25 KB)
Ngô Trà Mai, Bùi Quốc Lập
|
Tóm tắt
Bài báo đề cập đến vấn đề biến động đáy biển, đường bờ của quá trình nạo vét, khơi thông luồng hàng hải Khu kinh tế Vân Phong trên phạm vi 12,28km. Mô hình thủy động lực và vận chuyển bùn cát đã được sử dụng để tính toán thông qua 7 mặt cắt. Kết quả chỉ ra: vùng xói mòn mạnh nhất trong điều kiện tự nhiên là khoảng 300m cách bờ; theo phương án nạo vét thiết kế nguy cơ xói mòn và sụp lở mái dốc là khó xảy ra; thời gian cần thiết để phục hồi nền đáy ứng với thời gian gió mùa Đông Bắc là khoảng 81,2 ngày và Tây Nam là 122,2 ngày. Từ khóa: Đáy biển, bờ biển, mô hình thủy động lực học, mô hình khuếch tán. |
|
|
Nghiên cứu định hướng giải pháp bảo vệ bờ đoạn hợp lưu sông Mã và sông Chu tỉnh Thanh Hóa khi các thủy điện thượng lưu vận hành
Số 51 (12/2015)
>
trang11-19
|
Tải về (1444.62 KB)
Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Thành Công
|
Tóm tắt
Thủy điện Cửa Đạt trên sông Chu đưa vào khai thác sẽ làm thay đổi rất lớn chế độ thủy lực, thủy văn ở hạ du dòng chính sông Mã, trước hết làm thay đổi tỷ lệ lưu lượng giữa sông Mã và sông Chu, dẫn đến sự thay đổi lòng dẫn ở vùng hợp lưu ngã ba Giàng. Biến động về lòng dẫn hạ du đã và đang có những ảnh hưởng bất lợi tới hệ thống các công trình hai bên bờ sông gây sạt lở bờ, bãi,….Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu định hướng các giải pháp nhằm ổn định bờ sông chống sạt lở phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng hạ lưu sông Mã, tỉnh Thanh Hóa. Từ khóa: Hợp lưu sông Mã, Giải pháp bảo vệ bờ, xói lở, bồi lắng. |
|
|
|
Một số vấn đề kỹ thuật khi xử lý tôn cao đập bê-tông trọng lực, áp dụng cho đập Tân Giang – Ninh Thuận
Số 51 (12/2015)
>
trang 25-31
|
Tải về (518.92 KB)
Nguyễn Phương Dung, Nguyễn Thị Hoàng Vũ
|
Tóm tắt
Việc tôn cao đập trong đó có cả đập bê tông để nâng cao năng lực phục vụ của hồ chứa nước đang là mối quan tâm của các đơn vị sử dụng nước. Bên cạnh các biện pháp và công nghệ tôn cao đập, các bài toán kỹ thuật đặt ra với phần đập được tôn cao nói riêng và toàn bộ đập bê-tông nói chung đòi hỏi có những tính toán cụ thể và chi tiết để đảm bảo an toàn cho đập mới. Nội dung của bài báo này là đề xuất các giải pháp tôn cao đập bê tông và tính toán ổn định, độ bền cho đập bê-tông trọng lực Tân Giang - Ninh thuận cùng những nhận xét để việc tôn cao, nâng cấp đập đạt hiệu quả tối đa. Từ khóa: Đập bê-tông trọng lực, giai đoạn thi công, ứng suất, đường đẳng ứng suất, quỹ đạo ứng suất. |
|
|
Kết quả ứng dụng thử nghiệm bê tông đầm lăn sử dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) tại hiện trường cho công trình đập Nước Trong
Số 51 (12/2015)
>
trang 32-37
|
Tải về (733.83 KB)
Nguyễn Quang Phú, Nguyễn Quang Bình
|
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng tổ hợp phụ gia Siêu dẻo chậm đông kết thế hệ mới (S) + Tro bay (T) + Polyme (P): (S+T+P) cho bê tông đầm lăn công trình đập Nước Trong đã đạt được cường độ chịu nén ở tuổi 90 ngày từ (29,7 ÷ 32,1) MPa, mác chống thấm W8. Trong khi đó lượng dùng xi măng giảm tới 55 kg/m3 BTĐL, tương ứng với giảm nhiệt độ đoạn nhiệt khoảng 8,2 oC so với BTĐL thiết kế ban đầu của công trình Nước Trong. Việc sử dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) cho BTĐL sẽ cải thiện một số tính chất kỹ thuật của BTĐL dùng cho đập (nâng cao khả năng chống thấm, nâng cao cường độ nén, giảm nhiệt độ đoạn nhiệt) mang lại hiệu quả cao và khả thi trong điều kiện Việt Nam. Từ khóa: Bê tông đầm lăn (BTĐL); Tro bay; Phụ gia siêu dẻo; Cường độ nén. |
|
|
Dạng tiệm cận của sóng truyền trong môi trường đàn hồi phân lớp tuần hoàn khi xấp xỉ sóng dài
Số 51 (12/2015)
>
trang 38-43
|
Tải về (294.15 KB)
Nguyễn Thị Khánh Linh, Trần Thị Trâm
|
Tóm tắt
Bài báo trình bày bài toán truyền sóng trong môi trường đàn hồi, phân lớp tuần hoàn trong trường hợp xấp xỉ sóng dài, hay khi các lớp đều mỏng. Các lớp vật liệu được giả thiết là không nén được và có biến dạng trước. Để giải quyết bài toán, phương pháp khai triển tiệm cận đã được sử dụng. Các biểu diễn tiệm cận của chuyển dịch, ứng suất đã được thiết lập. Vận tốc sóng được biểu diễn thành chuỗi luỹ thừa của tham số bé , trong đó là số sóng, (được xác định trong công thức (3)) là độ dày một chu kỳ. Ba hệ số đầu tiên của chuỗi được xác định một cách trực tiếp. Các công thức truy hồi đã được thiết lập để xác định các hệ số tiệm cận bậc cao còn lại. Từ khóa: Truyền sóng, môi trường phân lớp tuần hoàn, dạng tiệm cận. |
|
|
The influence of some parameters on penetration resistance of a silty soil
Số 51 (12/2015)
>
trang 44-49
|
Tải về (605.12 KB)
Nghia Nguyen Van
|
Tóm tắt
This paper presents the influence of some parameters on penetration resistance of a silty soil such as dry density, compaction water content and prior immersion time. Obtained results show an increase of penetration resistance with dry density, decrease with compaction water content and prior immersion time which leads to the change of suction of soil caused by the change of infiltration of water. In the case of a low dry density and a long prior immersion time, the influence of the compaction water content is not significant. The effect of suction diminution is more and more weak over time of prior immersion, and it plays a minor role for the soil having a high water content or a low dry density. Keywords: penetration resistance, dry density, compaction water content, prior immersion time, infiltration, suction.
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT VÀI THÔNG SỐ ĐẾN SỨC KHÁNG XUYÊN CỦA ĐẤT BÙN SÉT
Bài báo giới thiệu ảnh hưởng của một vài thông số đến sức kháng xuyên của đất như là dung trọng khô, độ ẩm đầm nén và thời gian ngâm trước. Kết quả thu được thể hiện độ tăng của sức kháng xuyên với dung trọng khô, độ giảm so với độ ẩm đầm nén và thời gian ngâm trước cái dẫn đến sự thay đổi lực hút dính gây ra bởi sự thay đổi của hiện tượng thấm nước. Trong trường hợp dung trong khô thấp và thời gian ngâm trước dài, ảnh hưởng của độ ẩm đầm nén là không đáng kể. Tác động giảm lực hút dính càng yếu khi thời gian ngâm trước tăng lên, và nó đóng vai trò thứ yếu đối với đất có độ ẩm cao và dung trọng khô thấp. Từ khóa: sức kháng xuyên, dung trọng khô, độ ẩm đầm nén, thời gian ngâm trước, thấm, lực hút dính. |
|
|
Xây dựng bản đồ hiểm họa trượt lở đất tỉnh Sơn La
Số 51 (12/2015)
>
trang 50-54
|
Tải về (660.09 KB)
Đào Tấn Quy, Phạm Thị Hương Lan
|
Tóm tắt
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ hiểm họa trượt lở đất cho tỉnh Sơn La với các yếu tố gây trượt lở đất: lượng mưa, độ dốc, thảm phủ, loại đất và độ cao. Tác giả sử dụng phương pháp quá trình phân tích cấp bậc (Analytical Hierarchy Process - AHP) để thiết lập trọng số cho các yếu tố. Thêm vào đó, giá trị của từng lớp sẽ dựa trên số liệu thực tế. Rủi ro trượt lở đất của từng vị trí là sự tổng hợp của tất cả các yếu tố ảnh hưởng và giá trị của chúng tại từng vị trí. Từ khóa: Trượt lở đất, hiểm họa trượt lở đất, độ dốc, thảm phủ, loại đất. |
|
|
Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia hóa dẻo, chậm đông kết đến tính chất của bê tông đầm lăn
Số 51 (12/2015)
>
trang 55-60
|
Tải về (294.55 KB)
Nguyễn Quang Phú, Nguyễn Thành Lệ
|
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng phụ gia phụ gia hóa dẻo, chậm đông kết TM25 của Sika cho bê tông đầm lăn công trình đập Nước Trong đã đạt được cường độ chịu nén ở tuổi 90 ngày R90 = 33,1MPa, hệ số thấm Kt =50x10-9 cm/s, tính công tác Vc = 14 giây, bê tông đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về cường độ, tính công tác, thời gian đông kết, tính chống thấm cho công trình. Việc sử dụng phụ gia phụ gia hóa dẻo, chậm đông kết cho BTĐL sẽ cải thiện một số tính chất kỹ thuật của BTĐL dùng cho đập, đảm bảo thời gian thi công hợp lý trong điều kiện Việt Nam, nhằm mang lại hiệu quả cao và khả thi. Từ khóa: Bê tông đầm lăn; Tro bay; Phụ gia siêu dẻo; Phụ gia chậm đông kết; Cường độ nén. |
|
|
Using the cellular automaton markov model for forecasting and assessing of land use change in the future in Nakdong river basin in Korea
Số 51 (12/2015)
>
trang 61-67
|
Tải về (1201.32 KB)
Ngô Văn Quận, Kim GwangSeob
|
Tóm tắt
The forecasting and assessing of landuse change in the future is not only a plays a significant role to assess change of land use changes but also great significance in help for water resources management, land use resources planning and management in region. Therefore, the main objective of this study is to forecast and assess of land use change by combined using both of Cellular Automaton and Markov (CA_Markov) model, which was simulated to Nakdong river basin. The forecasted results of the land use change showed the large change of two land use types that was an increase of urban land area from 1.44% to 5.59%, while agriculture land area was significantly decreased from 25.99% to 21.26% from year of 2000 to 2080, respectively. Other periods of land use future of 2030, 2050 with increasing of urban land percent of 3.42%, 4.25%, while decreasing of agriculture land percent of 23.82%, 22.85% respectively. Others land use types is not so much to change. These results of paper showed the land use change which is really necessity to consider long-term adaptation and mitigation strategies for land use management in the future in study area. Keywords: Land sue change model, Nakdong river basin, Markov chain
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CELLULAR AUTOMATON MARKOV ĐỂ DỰ BÁO VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT TRONG LƯU VỰC SÔNG NAKDONG, HÀN QUỐC
Nghiên cứu dự báo và đánh giá biến đổi sử dụng đất trong tương lai không chỉ có vai trò quan trọng trong đánh giá các thay đổi của sử dụng đất mà còn có ý nghĩa lớn lao trong công tác quản lý và sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên nước trong lưu vực một cách hiệu quả. Vì thế, mục tiêu chính của nghiên cứu này là nghiên cứu dự báo và đánh giá biến đổi sử dụng đất trong lưu vực sông Nakdong bằng việc ứng dụng mô hình Automaton và Markov. Kết quả dự báo của biến đổi sử dụng đất cũng cho thấy rằng, sự biến đổi sử dụng đất một cách đáng kể chủ yếu vào hai loại đất, cụ thể là đất đô thị trong lưu vực tăng từ 1.44% (2000) lên 5.59% (2080), trong khi diện tích đất nông nghiệp giảm đáng kể từ 25.99% (2000) giảm xuống 21.26% (2080). Sự biến đổi sử dụng đất tại các giai đoạn khác cũng được dự báo với sự thay đổi với sự tăng của đất đô thị là 3.42% (2030), 4.25% (2050), trong khi diện tích đất nông nghiệp giảm là 23.82% (2030), 22.85% (2050). Các loại đất còn lại có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra biến đổi sử dụng đất trong lưu vực đây thực sự là điều cần thiết nên được xem xét để các nhà quản lý, quy hoạch có kế hoạch, thích ứng cũng như giảm thiểu những tác động trong quản lý sử dụng đất thời gian tới trong lưu vực nghiên cứu. Các từ khóa: Mô hình biến đổi sử dụng đất, lưu vực sông Nakdong, chuỗi Markov. |
|
|
Mô hình số 3D bài toán thấm khu vực phân lưu sông Hồng - sông Đào
Số 51 (12/2015)
>
trang 68-75
|
Tải về (931.98 KB)
Bùi Văn Trường
|
Tóm tắt
Bài báo trình bày phương pháp, kết quả mô phỏng bài toán thấm khu vực phân lưu của sông Hồng - sông Đào bằng mô hình số 3D. Kết quả mô hình cho phép xác định các thông số của trường thấm ở bất kỳ thời điểm và vị trí nào trong khu vực, là cơ sở quan trọng cho việc tính toán, dự báo và lựa chọn các giải pháp xử lý đảm bảo ổn định hệ thống đê, kè và công trình. Phần cuối bài báo trình bày kết quả ứng dụng mô hình trong bài toán dự báo nguy cơ phát sinh biến dạng thấm ở nền đê khu vực phân lưu của sông. Từ khóa: Mô hình 3D, bài toán thấm, phân lưu sông. |
|
|
Nghiên cứu các mâu thuẫn xuyên biên giới trong sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srêpok
Số 51 (12/2015)
>
trang 76-83
|
Tải về (277.59 KB)
Lê Đình Thành
|
Tóm tắt
Lưu vực sông Srêpok là lưu vực sông liên quốc gia với đặc điểm phần diện tích thượng nguồn thuộc Việt Nam, phần hạ du thuộc Campuchia, sông Srêpok đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội của khu vực và quan hệ quốc tế giữa hai nước. Với tài nguyên nước phong phú, tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm phần Việt Nam khoảng 9,7 tỷ m3. Mấy chục năm qua trên phần lưu vực thuộc Việt Nam đã và đang phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng với hàng trăm ngàn ha đất canh tác, hàng trăm công trình thủy lợi lớn nhỏ, đặc biệt có hệ thống bậc thang 7 công trình thủy điện. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực đã tạo ra nhiều tác động và mâu thuẫn, trong đó đặc biệt là những mâu thuẫn mang tính xuyên biên giới. Trong nghiên cứu này các tác giả bước đầu xác định, đánh giá những mâu thuẫn cơ bản trong khai thác sử dụng tài nguyên nước lưu vực Srêpok, từ đó định hướng giải pháp nhằm giảm thiểu các mâu thuẫn. Từ khóa: Sông Srêpôk, tài nguyên nước, hồ chứa thủy điện, mâu thuẫn xuyên biên giới. |
|
|
Chính sách thủy lợi phí ở Việt Nam - bàn luận và phân tích dưới góc độ kinh tế học
Số 51 (12/2015)
>
trang 84-91
|
Tải về (489.57 KB)
Nguyễn Trung Dũng
|
Tóm tắt
Thủy lợi phí (TLP) là một đề tài có tính thời sự cao, đặc biệt sau bảy năm áp dụng chính sách cấp bù TLP theo NĐ 115/2008/NĐ-CP thì nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như một số nghiên cứu đã nêu. Trong bài báo này, tác giả dựa vào nguồn tài liệu thu thập phong phú, tiến hành phỏng vấn chuyên gia về TLP và khảo sát thực tế ở nhiều tỉnh, trên cơ sở đó đã hệ thống hóa các chính sách TLP ở Việt Nam trong 70 năm qua cũng như phân tích ba chính sách tiêu biểu đại diện cho các giai đoạn dưới góc độ của kinh tế học, nghĩa là phân tích hành vi của các tác nhân trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi chính sách là người nông dân và công ty thủy nông/lợi. Từ khóa: Thủy lợi phí, chính sách, chi phí quản lý vận hành. |
|
|
Các giải pháp đo đạc và quan trắc chuyển vị của mố cầu
Số 51 (12/2015)
>
trang 92-99
|
Tải về (1516.71 KB)
Lương Minh Chính
|
Tóm tắt
Bài báo giới thiệu các giải pháp đo đạc quan trắc chuyển vị của mố cầu đang được ứng dụng trên thế giới. Mố cầu là một kết cấu phức tạp, trực tiếp chịu các tổ hợp tải trọng lớn từ kết cấu phần trên trong quá trình khai thác cũng như tải trọng do áp lực của đất đắp sau mố. Thiết kế mố cầu là công việc khó khăn và hết sức quan trọng, vì mọi chuyển vị cũng như biến dạng của mố sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các kết cấu còn lại trong suốt quá trình khai thác và vận hành. Vì vậy công tác quan trắc mố cầu trong quá trình khai thác là hết sức cần thiết, nhằm sớm phát hiện các chuyển vị và biến dạng có thể dẫn đến giảm khả năng làm việc của kết cấu mố nói riêng và cả công trình cầu nói chung. Trong bài báo tác giả thống kê, giới thiệu các phương pháp đo đạc quan trắc chuyển vị của mố cầu nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu có thể áp dụng trong hệ thống quan trắc công trình cầu BHMS (Bridge Health Monitoring System) phục vụ công tác quan trắc, giám sát và khai thác công trình cầu một cách hiệu quả, giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xẩy ra đồng thời tối ưu hóa công tác duy tu bảo trình công trình một cách hợp lý, kéo dài tuổi thọ của công trình cầu (Lương Minh Chính, 2013), Lương Minh Chính, 2014). Từ khóa: Mố cầu, chuyển vị, quan trắc, đo đạc, BHMS |
|
|
|