Skip Navigation Links.
Collapse  Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường
 Số 89 (6/2024)
 Số 88 (3/2024)
 Số 87 - Số Tiếng Anh (12/2023)
 Số 86 (12/2023)
 Số 85 (9/2023)
 Số 84 (6/2023)
 Số 83 (3/2023)
 Số 82 - Số Tiếng Anh (12/2022)
 Số 81 (12/2022)
 Số 80 (9/2022)
 Số 79 (6/2022)
 Số 78 (3/2022)
 Số 77 - Số Tiếng Anh (12/2021)
 Số 76 (12/2021)
 Số Đặc biệt (12/2021)
 Số 75 (9/2021)
 Số 74 (6/2021)
 Số 73 (3/2021)
 Số 72 - Số Tiếng Anh (12/2020)
 Số 71 (12/2020)
 Số 70 (9/2020)
 Số 69 (6/2020)
 Số 68 (3/2020)
 Số 67 (12/2019)
 Số Đặc biệt (10/2019)
 Số 66 (9/2019)
 Số 65 (6/2019)
 Số 64 (3/2019)
 Số 63 (12/2018)
 Số 62 (9/2018)
 Số 61 (6/2018)
 Số 60 (3/2018)
 Số 59 (12/2017)
 Số 58 (9/2017)
 Số 57 (6/2017)
 Số 56 (3/2017)
 Số 55 (11/2016)
 Số 54 (9/2016)
 Số 53 (6/2016)
 Số 52 (3/2016)
 Số 51 (12/2015)
 Số 50 (9/2015)
 Số 49 (6/2015)
 Số 48 (3/2015)
 Số 47 (12/2014)
 Số 46 (9/2014)
 Số 45 (6/2014)
 Số 44 (3/2014)
 Số 43 (12/2013)
 Số Đặc biệt (11/2013)
 Số 42 (9/2013)
 Số 41 (6/2013)
 Số 40 (3/2013)
 Số 39 (12/2012)
 Số 38 (9/2012)
 Số 37 (6/2012)
 Số 36 (3/2012)
 Số 35 (11/2011)
 Số Đặc biệt (11/2011)
 Số 34 (9/2011)
 Số 33 (6/2011)
 Số 32 (3/2011)
 Số 31 (12/2010)
 Số 30 (9/2010)
 Số 29 (6/2010)
 Số 28 (3/2010)
 Số 27 (11/2009)
 Số Đặc biệt (11/2009)
 Số 26 (9/2009)
 Số 25 (6/2009)
 Số 24 (3/2009)
 Số 23 (11/2008)
 Số 22 (9/2008)
 Số 21 (6/2008)
 Số 20 (3/2008)
 Số 19 (12/2007)
 Số 18 (9/2007)
 Số 17 (6/2007)
 Số 16 (3/2007)
 Số 15 (11/2006)
 Số 14 (8/2006)
 Số 13 (6/2006)
 Số 12 (3/2006)
 Số 11 (12/2005)
 Số 10 (9/2005)
 Số 9 (6/2005)
 Số 8 (2/2005)
 Số 7-C (11/2004)
 Số 7-V (11/2004)
 Số 7-N (11/2004)
 Số 7-K (11/2004)
 Số 7-NL (11/2004)
 Số 7-M (11/2004)
 Số 7-TH (11/2004)
 Số 7-LLCT (11/2004)
 Số 7-B (11/2004)
 Số 6 (9/2004)
 Số 5 (5/2004)
 Số 4 (02/2004)
 Số 3 (11/2003)
 Số 2 (9/2003)
 Số 1 (6/2003)
Số 46 (9/2014)



Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

Tháng 9/2014
 
   
MỤC LỤC
Số 46 (9/2014) > | Tải về (399.29 KB)
Nghiên cứu sơ đồ bố trí mũi phun hai tầng hợp lí cho tràn xả lũ đặt giữa lòng sông bằng thực nghiệm
Số 46 (9/2014) > trang 3-7 | Tải về (950.43 KB)
Nguyễn Ngọc Thắng
Tóm tắt
Thiết kế tràn xả lũ đặt giữa lòng sông với hình thức nối tiếp cuối thân tràn là mũi phun phụ thuộc nhiều yếu tố: Lưu lượng tháo, vận tốc và độ sâu dòng chảy, địa hình, địa chất hạ lưu công trình…Kết cấu mũi phun được lựa chọn sao cho đáp ứng được yêu cầu về kinh tế kỹ thuật. Một trong những dạng mũi phun tràn xả lũ là mũi phun hai tầng. Các thông số hình học ảnh hưởng tới kết cấu mũi phun hai tầng theo phương đứng là góc hất và theo phương ngang là bố trí mặt bằng. Bài viết nêu kết quả xác định các thông số thủy lực để bố trí mặt bằng mũi phun hai tầng (hay so le) hợp lý cho tràn xả lũ đặt giữa lòng sông bằng thực nghiệm.
Kết quả nghiên cứu chọn góc hất mũi phun hai tầng áp dụng cho tràn xả lũ đặt giữa lòng sông bằng thực nghiệm
Số 46 (9/2014) > trang 8-14 | Tải về (673.74 KB)
Nguyễn Ngọc Thắng, Trần Vũ
Tóm tắt
Thiết kế tràn xả lũ đặt giữa lòng sông với hình thức nối tiếp cuối thân tràn là mũi phun phụ thuộc nhiều yếu tố: Lưu lượng tháo, vận tốc và độ sâu dòng chảy, địa hình, địa chất hạ lưu công trình…Kết cấu mũi phun được lựa chọn sao cho đáp ứng được yêu cầu về kinh tế kỹ thuật. Về thủy lực phải đảm bảo cho dòng phun xa lớn nhưng phải phù hợp với vật liệu, áp suất vùng mũi phun phải nhỏ hơn giá trị áp suất âm cho phép để không sinh ra hiện tượng khí thực trên bề mặt mũi phun và chiều sâu hố xói phải nhỏ. Hiện nay chưa có công thức tính toán để lựa chọn mũi phun hai tầng, thường thì phải thông qua thí nghiệm mô hình để xác định hình dạng kết cấu mũi phun hợp lý. Bài viết nêu kết quả xác định các thông số thủy lực để chọn kết cấu mũi phun hai tầng (hay so le) áp dụng cho tràn xả lũ đặt giữa lòng sông bằng thực nghiệm
Đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Số 46 (9/2014) > trang 15-18 | Tải về (358.28 KB)
Lương Quang Xô
Tóm tắt
Ngày 10 tháng 06 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tại quyết định số 899/QĐ-TTg. Để thực hiện đề án này, công tác lập và thẩm định quy hoạch nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và thủy lợi cần phải đi trước một bước, tạo tiền đề cho cả ngành nông nghiệp thực hiện đề án nói trên. Trong bài báo này, tác giả chỉ đi sâu phân tích công tác “đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Trên cơ sở phân tích những tồn tại trong quy hoạch thủy lợi hiện nay, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch thủy lợi nói riêng và quy hoạch trong ngành nông nghiệp nói chung
Nghiên cứu cải tiến mố tiêu năng sau cống vùng triều có khẩu diện lớn – áp dụng cho trường hợp cống Thủ Bộ
Số 46 (9/2014) > trang 19-26 | Tải về (1096.43 KB)
Phạm Văn Song
Tóm tắt
Với những cống vùng triều có khẩu diện lớn các mố nhám tiêu năng được thiết kế đặt trong bể tiêu năng nhằm tăng cường khả năng tiêu tán năng lượng trong bể. Việc thiết kế mố nhám tiêu năng làm tăng chi phí xây dựng công trình lên khá lớn. Mặt khác, với những cống có cột nước lớn, cửa van phẳng hoặc cửa van cung với thời gian đóng mở tương đối lớn, dòng chảy qua cửa van khi đóng/mở cũng là yếu tố gây xói lở hạ lưu cống. Chính vì vậy các mố tiêu năng trong bể đóng vai trò hết sức quan trọng cho việc tiêu tán năng lượng trong bể. Nghiên cứu này ứng dụng công cụ mô hình toán Flow-3D khảo sát dòng chảy qua cống vùng triều. Qua việc phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi tiến hành cải tiến hình dạng mố nhám thông thường và đề xuất loại mố nhám chữ V với các ưu điểm nổi bật về thủy lực, mức độ tiêu tán năng lượng và giảm khối lượng xây dựng so với các mố nhám tiêu chuẩn. Nghiên cứu được áp dụng thực tế cho công trình cống Thủ Bộ - một công trình thuộc hệ thống công trình ngăn triều phục vụ chống ngập cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Ứng dụng mô hình HEC-FDA tính toán thiệt hại lũ hạ lưu sông Ba
Số 46 (9/2014) > trang 27-33 | Tải về (1063.51 KB)
Nguyễn Văn Tuấn, Bùi Nam Sách, Phạm Thanh Tú, Nguyễn Thị Thu Hà
Tóm tắt
Lũ tại miền Trung hàng năm gây ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng con người, tài sản và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của ở khu vực này. Việc đánh giá đầy đủ các yếu tố gây ra và làm ảnh hưởng đến tình hình lũ và thiệt hại do lũ, qua đó có cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại là hết sức cần thiết. Nghiên cứu này sử dụng mô hình HEC-FDA cho vùng nghiên cứu điển hình hạ lưu sông Ba, tỉnh Phú Yên, để lượng hóa các giá trị thiệt hại do lũ gây ra về mặt kinh tế tương ứng với các kịch bản lũ và các phương án khắc phục khác nhau. Mô hình đã tính đến hầu hết các đối tượng chịu ảnh hưởng do lũ cũng như mức độ bị ảnh hưởng của các đối tượng này quy ra giá trị kinh tế. Kết quả tính toán kinh tế cùng với các kết quả về thủy lực là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai tại khu vực nghiên cứu
Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu tới cấp nước nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long
Số 46 (9/2014) > trang 34-40 | Tải về (1989.13 KB)
Đoàn Thu Hà
Tóm tắt
Dựa trên các kịch bản Biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và kết quả mô phỏng thủy lực ngập lũ và xâm nhập mặn theo các kịch bản BĐKH, mức độ tổn thương do BĐKH tới cấp nước của người dân vùng nông thôn đã được tổng hợp, thống kê và đánh giá. Kết quả cho thấy tỷ lệ dân số nông thôn bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn tăng từ 39.5% tại thời điểm 2012 lên 41.4, 45.3 và 47.6% vào các năm 2020, 2030 và 2050; dân số bị ảnh hưởng ngập lũ tăng từ 66.7 lên 71.9, 74 và 79.2% vào các năm 2020, 2030 và 2050. Chất lượng và trữ lượng nước suy giảm, nhiều vùng khan hiếm nước nghiêm trọng, cần thiết phải có các giải pháp tạo nguồn và cấp nước hợp lý trong điều kiện BĐKH vùng ĐBSCL
Mô hình mô phỏng diễn biến rừng ngập mặn ven biển Thái Bình dưới biến động của các yếu tố môi trường và nước biển dâng
Số 46 (9/2014) > trang 41-48 | Tải về (1760.75 KB)
Nguyễn Thị Kim Cúc, Trần Văn Đạt
Tóm tắt
Vai trò và tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) đã được đề cập ở nhiều khía cạnh. Tuy vậy, RNM cũng là hệ sinh thái chịu ảnh hưởng nhất định từ hệ quả của biến đổi khí hậu. Mô hình toán học mô phỏng các quá trình cơ bản chi phối sự phát triển của RNM dựa vào các yếu tố môi trường như độ mặn hay cao độ ngập là một trong những công cụ hiệu quả giúp hỗ trợ công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn. Tác giả đã áp dụng mô hình sinh thái (đã được xây dựng cho RNM Cần Giờ) để mô phỏng sự phát triển và thay đổi của RNM dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường theo ba kịch bản biến đổi về độ ngập nước gây ra bởi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu kết hợp với biến động về độ mặn và nhiệt độ. Từ kết quả phân tích mô hình, nhóm nghiên cứu đã đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển RNMvùng nghiên cứu cho các năm 2030, 2050 và 2100.
Nghiên cứu lan truyền bệnh thủy sản trong hệ thống nuôi có kênh cấp nước và kênh thoát nước kết hợp – đề xuất một số mô hình thích ứng
Số 46 (9/2014) > trang 49-55 | Tải về (504.25 KB)
Phạm Văn Song
Tóm tắt
Trong thời gian qua thực tế xây dựng và phát triển các hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn sử dụng kết hợp hai hình thức cấp nước và thoát nước giống như canh tác nông nghiệp nhưng khác về quy mô và hình thức công trình (nhất là đối với các hệ thống nuôi quảng canh và nuôi tự phát). Phần lớn các hệ thống này đều có những đặc điểm chung là việc cung cấp nước và tiêu thoát nước cho các ao nuôi là đều dựa vào một đường kênh. Thậm chí trên cả một hệ thống lớn (nhiều ha) cũng chỉ có một kênh cấp và tháo nước kết hợp. Việc bố trí hệ thống cấp thoát nước như vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước cung cấp cho các ao nuôi, do đó tình hình cấp nước và thoát nước là không chủ động được trong các ao nuôi. Mặt khác do sự dùng chung một kênh cấp kết hợp kênh thoát nên sự ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước thải đến nguồn nước cấp cho thuỷ sản là rất lớn. Thực tế cho thấy các ao nuôi thuỷ sản khi đã bị ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước thì khả năng rủi ro là rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết lan truyền thành phần nguồn nước để tính toán lan truyền thành phần nước mang mầm bệnh trong một hệ thống ao nuôi có kênh cấp và kênh thoát kết hợp. Kết quả cho thấy rằng nguồn nước bẩn, nước bệnh lan tỏa rất nhanh và rộng trong hệ thống. Tính lưu cữu của nguồn nước trong hệ thống rất cao, khả năng trao đổi nước thấp ở xa các kênh chính, trong các kênh thứ cấp, đặc biệt thấp ở cuối kênh cụt. Từ kết quả mô phỏng, nghiên cứu bước đầu đã đề xuất một số mô hình nuôi trồng thủy sản có thể áp dụng cho các vùng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Diễn biến hình thái học của cửa sông Cổ Chiên và Cung Hầu, thuộc hệ thống sông Cửu Long, Việt Nam
Số 46 (9/2014) > trang 56-62 | Tải về (1576.58 KB)
Lê Thị Hòa Bình, Lê Trung Thành
Tóm tắt
Quá trình diễn biến hình thái học của vùng cửa sông là một hiện tượng phức tạp và chịu sự tác động bởi các yếu tố tự nhiên cũng như con người. Cửa sông Cổ Chiên, Cung Hầu thuộc nhánh sông Tiền là cửa ngõ huyết mạch, có vai trò quan trọng trong việc giao thông, thoát lũ và truyền triều của các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre. Trong nhiều năm trở lại đây, tình hình bồi lắng xói lở diễn ra hết sức phức tạp tại khu vực này, điển hình là sự dâng cao của địa hình đáy sông, sự hình thành các bãi bồi và các cù lao mới, bên cạnh đó là sạt lở bờ cũng diễn ra tương đối mạnh và đe dọa đến các hoạt động kinh tế cũng như cuộc sống người dân địa phương. Với đặc trưng của cửa sông vùng triều, các nhân tố như dòng chảy từ thượng lưu, thủy triều, sóng, bùn cát được cho là các nguyên nhân chính gây ra quá trình biến đổi hình thái trên. Để nghiên cứu diễn biến hình thái học cũng như quá trình bồi lắng và xói lở ở hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu, mô hình Mike 21 đã được lựa chọn để áp dụng, mô hình là sự kết hợp của mô hình thủy động lực học, mô hình sóng và mô hình vận chuyển bùn cát, vì vậy rất phù hợp với vùng nghiên cứu là cửa sông và ven biển
Tiêu hao năng lượng của dòng chảy qua bậc nước trên mái hạ lưu đập dâng nước
Số 46 (9/2014) > trang 63-70 | Tải về (1151.07 KB)
Nguyễn Công Thành, Hà Đình Phương
Tóm tắt
Dòng chảy tràn qua mái hạ lưu đập dâng bằng vật liệu địa phương (VLDP) có thể gây ra xói lở và làm mất an toàn cho công trình.Có nhiều phương pháp bảo vệ mái đập VLDP trong trường hợp này đã được nghiên cứu và phát triển như xây dựng bậc nước bằng bê tông trên mái đập, gia cố bằng rọ đá, đá đổ hay bằng các tấm bê tông đúc sẵn.v.v…Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Một trong những vấn đề cần được quan tâm đó là hiệu quả tiêu hao năng lượng của công trình bảo vệ mái dốc trong trường hợp nước tràn qua đỉnh đập. Trong phạm vi bài báo này, ứng dụng của bậc nước trong việc bảo vệ mái đập đất và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiêu năng của công trình này sẽ được đề cập. Thêm vào đó, phương pháp số sẽ được ứng dụng trong việc mô phỏng dòng chảy hai pha qua bậc nước để đánh giá ảnh hưởng của hệ số mái dốc và sơ đồ bố trí bậc nước tới khả năng tiêu hao năng lượng của dòng chảy trong trường hợp này.
Ảnh hưởng của Enso tới diễn biến hạn khí tượng ở lưu vực sông Cái
Số 46 (9/2014) > trang 71-78 | Tải về (723.93 KB)
Nguyễn Lương Bằng
Tóm tắt
Lưu vực sông Cái (LSC) thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO tới diễn biến hạn khí tượng của vùng này luôn được các nhà khoa học quan tâm. Bài viết này đánh giá diễn biến hạn khí tượng của LSC thông qua các chỉ số hạn SPEI/SPI, đánh giá kết quả của các chỉ số SPEI/SPI ở các thời điểm xảy ra El Nino và La Nina, phân tích mối quan hệ giữa ENSO với diễn biến hạn khí tượng thông qua phương pháp phân tích tương quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hạn khí tượng của LSC xảy ra tương đối cao, hạn khí tượng chủ yếu xuất hiện trong những tháng của mùa mưa, khi xảy ra hiện tượng El Nino thì khả năng xảy ra hạn khí tượng của LSC là rất cao, mối tương quan giữa Chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển (SSTA) ở 4 vùng theo dõi ENSO với các chỉ số SPEI/SPI là rất phù hợp với quy luật hoạt động ENSO, diễn biến của Nhiệt độ mặt nước biển (SST) ở vùng NinoW và Nino4 đều có ảnh hưởng lớn đến diễn biến hạn khí tượng đặc biệt là diễn biến SST ở vùng NinoW. Kết quả nghiên cứu có một ý nghĩa quan trọng đối với kế hoạch sản xuất nông nghiệp và quản lý tài nguyên nước.
Xác định nhu cầu nước tưới cho cây lạc bằng phương trình FAO PENMAN – MONTEITH và phương pháp hệ số cây trồng đơn
Số 46 (9/2014) > trang 79-85 | Tải về (456.71 KB)
Nguyễn Quang Phi
Tóm tắt
Bài báo áp dụng phương pháp hệ số cây trồng để xác định nhu cầu nước cho cây Lạc. Trong đó sử dụng phương trình FAO Penman – Monteith tính toán bốc thoát hơi nước cây trồng tham khảo ETo và phương pháp hệ số cây trồng đơn để xác định hệ số cây trồng Kc cho các giai đoạn sinh trưởng của cây Lạc. Bài báo sử dụng tài liệu khí tượng của trạm khí tượng Văn Lý (Nam Định), tài liệu thổ nhưỡng và các chỉ tiêu cơ lý của đất khu vực thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu, Nam Định) để xác định nhu cầu tưới cho cây Lạc vụ xuân trong khu vực nghiên cứu nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho việc quản lý tưới cho cây Lạc và qua đó kiến nghị có thể áp dụng phương pháp này để xác định nhu cầu tưới cho các loại cây trồng cạn khác
Ứng dụng mô hình VIC trong đánh giá hạn hán ở lưu vực sông Cái
Số 46 (9/2014) > trang 86-93 | Tải về (692.65 KB)
Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Lập
Tóm tắt
Hạn hán là một mối nguy hiểm tự nhiên phức tạp mà chưa được hiểu rõ và khó đánh giá, việc sử dụng chỉ số nào để đánh giá diễn biến hạn hán luôn được các nhà khoa học quan tâm. Trong bài viết này tác giả đã ứng dụng mô hình VIC để mô phỏng diễn biến độ ẩm tương đối của đất, kết hợp giữa chỉ số hạn độ ẩm đất (RSM) và chỉ số chuẩn hóa lượng mưa (SPI) để đánh giá diễn biến hạn hán cho lưu vực sông Cái. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng xảy ra hạn hán của lưu vực nghiên cứu tương đối cao, diễn biến hạn hán có sự khác biệt lớn giữa hai chỉ số, theo SPI thì hạn hán chỉ xảy ra trong những tháng của mùa mưa, còn theo chỉ số RSM thì hạn hán xảy ra trong cả mùa mưa và mùa khô, mỗi loại chỉ số hạn đều phản ánh được một phần đặc trưng hạn hán của vùng nghiên cứu và đều có ý nghĩa khác nhau đối với mục đích đánh giá hạn hán. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với kế hoạch sản xuất nông nghiệp và quản lý tài nguyên nước để giảm bớt tác hại của hạn hán gây ra.
Công trình chỉnh trị sông qua các đô thị lớn ở nước ta và định hướng xây dựng
Số 46 (9/2014) > trang 94-100 | Tải về (1070.39 KB)
Nguyễn Kiên Quyết
Tóm tắt
Đối với các thành phố, đô thị lớn, những con sông chảy qua quả thực là những món quà vô giá mà thiên nhiên ưu ái ban tặng. Thành phố bên sông luôn là những thành phố hiện đại, năng động và không kém phần thơ mộng. Ngược lại, sông trong thành phố luôn là mặt tiền của thành phố, là động mạch chủ của mọi hoạt động đô thị, là nguồn sống của con người. Chính vì vậy, việc xác định đúng những yêu cầu của các hoạt động thành phố với các con sông đi qua sẽ giúp các nhà quản lý, quy hoạch, môi trường, thủy lợi, xây dựng,… có cơ sở cho những hoạch định về không gian, kiến trúc, cảnh quan và quy hoạch những công trình trên sông, góp phần làm ổn định hình thái cho con sông, kiểm soát sự vận động của con sông phục vụ các mục tiêu khai thác của con người.
12