Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong công tác Thuỷ lợi
Số 33 (6/2011)
>
trang 3-6
|
Tải về (374.67 KB)
Tô Mạnh Cường
|
Tóm tắt
Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới lĩnh vực thuỷ lợi. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh trong việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong công tác thuỷ lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhất là trong điều kiện nước ta còn chưa phát triển. Bên cạnh sự quan tâm đầu tư của nhà nước, công tác thuỷ lợi rất cần có sự tham gia của người dân vào tất cả các khâu, từ quy hoạch, thiết kế, đầu tư, xây dựng quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi. Đây cũng là một biểu hiện sinh động của tư tưởng dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. |
|
|
Nghiên cứu, đề xuất hệ thống cảng kết hợp khu neo đậu tránh bão cho tàu thuyền dải ven biển miền Trung
Số 33 (6/2011)
>
trang 7-13
|
Tải về (5156.29 KB)
Lê Đình Thành, Ngô Lê Long
|
Tóm tắt
Nguồn thu nhập từ khai thác hải sản ven bờ và xa bờ đóng góp một phần lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh ven biển miền Trung. Tuy nhiên miền Trung luôn là khu vực gánh chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt gây hậu quả nghiêm trong cho kinh tế, xã hội nói chung và cho ngành khai thác hải sản nói riêng. Bồi lấp các cửa sông luôn là khó khăn rất lớn không những cho ra vào của tàu thuyền mùa cạn mà còn là vấn đề sinh tử cho ngư dân và tàu thuyền tránh và trú ẩn mỗi khi có bão. Trong bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu và đề xuất hệ thống cảng cá kết hợp các điểm neo đậu tàu thuyền tránh bão cũng như các giải pháp công trình phù hợp nhằm ổn định cửa sông, luồng tàu và khu trú bão các cửa sông điển hình. |
|
|
Ảnh hưởng của các dự án phát triển thủy lợi tới chế độ thủy văn: trường hợp tại đồng bằng Vu Gia-Thu Bồn
Số 33 (6/2011)
>
trang 14-18
|
Tải về (1094.11 KB)
Nguyễn Tùng Phong
|
Tóm tắt
Các dự án phát triển thủy lợi thường có qui mô lớn nên ảnh hưởng tới tài nguyên nước ở qui mô không gian lớn. Những ảnh hưởng này có thể mang tính tích cực nhưng cũng có thể tiêu cực đối với một vùng địa lý cụ thể nào đó. Tuy nhiên, đánh giá những ảnh hưởng này là việc làm hết sức khó và thường không được quan tâm đúng mức trong quá trình qui hoạch, xây dựng. Bài viết này giới thiệu những thay đổi về tài nguyên nước tại hạ lưu đồng bằng Vu Gia- Thu Bồn nơi các dự án phát triển được đồng loạt xây dựng vào đầu thập kỷ qua. |
|
|
|
Nghiên cứu ảnh hưởng của đập dâng văn phong tới dòng chảy lũ ở hạ lưu đập Định Bình
Số 33 (6/2011)
>
trang 28-33
|
Tải về (666.54 KB)
La Thị Quỳnh, Hồ Việt Hùng
|
Tóm tắt
Dự án Thủy lợi hồ chứa nước Định Bình trên sông Kone là dự án đa mục tiêu. Việc xây dựng công trình đấu mối và đập dâng Văn Phong sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy sông Kone trong mùa lũ. Vì vậy, biện pháp công trình được nghiên cứu và lựa chọn là xây dựng đập dâng Văn Phong kiểu phím đàn Piano đã thể hiện những ưu điểm đáng kể trong việc đảm bảo đầu nước và tiêu thoát lũ, hạn chế tối đa diện tich ngập lụt. Bài báo này trình bày nội dung tính toán lưu lượng và mực nước lũ trước và sau đập dâng Văn Phong nhằm đánh giá ảnh hưởng của đập này đến khả năng tiêu thoát lũ của sông Kone ở hạ lưu đập Định Bình. Đây là cơ sở để khắc phục tồn tại và nâng cao hiệu quả dự án. |
|
|
|
Một số kết quả nghiên cứu ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước hệ thống Thủy lợi Nam Thái Bình
Số 33 (6/2011)
>
trang 40-46
|
Tải về (941.96 KB)
Vũ Hoàng Hoa
|
Tóm tắt
Sông Kiến Giang của hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình là một sông trục tưới tiêu chính nằm trong vùng nông nghiệp ven biển Bắc bộ thuộc tỉnh Thái Bình. Lưu vực sông là vùng đất canh tác nông nghiệp bên trong có các thôn xóm, các khu vực đô thị, các khu công nghiệp tập trung đang phát triển mạnh trong những năm gần đây nên hàng ngày sông Kiến Giang phải tiếp nhận một khối lượng rất lớn các chất ô nhiễm từ trong các nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp.. phần lớn đều không được xử lý chảy thẳng xuống sông. Điều đó đã gây nên tình trạng ô nhiễm nước, trong đó một số đoạn sông đã bị ô nhiễm tương đối nặng đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống dân cư và phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng. Nghiên cứu về vấn đề trên, bài báo phân tích đánh giá các nguồn gây ô nhiễm, ước tính tải lượng chất ô nhiễm (BOD5) từ các nguồn nước thải trên lưu vực hệ thống thủy lợi chảy xuống sông Kiến Giang, tính toán cân bằng nước và tải lượng BOD5 trên sông Kiến Giang cho một số phương án vận hành nước tưới, phương án quản lý kiểm soát các nguồn ô nhiễm để từ đó đưa ra các ý kiến về quản lý bảo vệ chất lượng nước, hạn chế ô nhiễm nước của hệ thống thủy lợi. |
|
|
Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng lấy nước của hệ thống thủy lợi Nam Thanh tỉnh Hải Dương
Số 33 (6/2011)
>
trang 47-54
|
Tải về (599.96 KB)
Hồ Việt Hùng
|
Tóm tắt
Hệ thống Nam Thanh cũng như nhiều hệ thống thủy lợi khác ở vùng triều Bắc bộ được xây dựng từ lâu, đến nay đã xuống cấp, không đáp ứng đủ yêu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là vào thời kỳ tưới ải. Vì vậy, cần đánh giá đúng hiện trạng hệ thống và đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình để nâng cao khả năng lấy nước của hệ thống, góp phần phát triển sản xuất và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Nhằm mục đích đó, bài báo này trình bày kết quả tính toán đánh giá hiện trạng lấy nước và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng lấy nước của hệ thống Nam Thanh, Hải Dương. |
|
|
|
Ứng dụng công nghệ đập trụ đỡ trong thiết kế công trình cống Kinh lộ thuộc dự án chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Số 33 (6/2011)
>
trang 61-64
|
Tải về (1974.95 KB)
Bùi Quang Nhung
|
Tóm tắt
Hệ thống các nhánh sông chính của sông Sài Gòn đều có cột nước sâu, lòng sông rộng và địa chất nền mềm yếu do vậy việc xây dựng cống ngăn nước tại các vị trí này gặp rất nhiều khó khăn.Việc nghiên cứu lựa chọn và áp dụng giải pháp công nghệ để ngăn các cửa sông này là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết. Trong 12 cống lớn thuộc dự án chống ngập úng TP HCM thì cống Kinh Lộ là một trong 3 công trình lớn có điều kiện xây dựng phức tạp nhất, Bộ NN&PTNT là cấp Quyết định đầu tư; trực tiếp Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 9 làm chủ đầu tư, dự án đầu tư do Viện Thủy công thuộc Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam thực hiện đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt. Trong quá trình lập dự án, tư vấn đã lựa chọn 3 giải pháp công nghệ; đập trụ đỡ, đập trụ phao và đập truyền thống. Qua tính toán so chọn thì việc ứng dụng công nghệ đập trụ đỡ để xây dựng công trình ngay trong lòng sông Kinh Lộ là một giải pháp thể hiện tính ưu việt cho những vùng địa chất nền mềm yếu, lòng sông rộng, cột nước thi công sâu có giá thành rẻ nhất; do lòng sông ít bị thu hẹp nên vấn đề tác động đến môi trường cũng được giảm thiểu… |
|
|
Công tác kiểm soát chất lượng đắp đập đá bản mặt bê tông công trình cửa Đạt
Số 33 (6/2011)
>
trang 65-68
|
Tải về (816.41 KB)
Lê Văn Hùng
|
Tóm tắt
Đập đá đổ bản mặt bê tông (Concrete Face Rockfill Dam – CFRD) đã được xây khá phổ biến. Ở Việt Nam cũng đã ứng dụng xây dựng các đập Rào Quán (tỉnh Quảng Trị), đập Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), đập Cửa Đạt (tỉnh Thanh Hóa). Các tiêu chuẩn về kiểm soát chất lượng đắp chưa được chuẩn hóa hết nên quá trình thi công còn gặp khó khăn. Đồng thời, do lượng hóa công việc chưa đầy đủ cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng định mức dự toán. Qua bài viết này, tác giả muốn trình bày hệ thống các công việc mà người thi công cũng như giám sát thi công cần biết |
|
|
|
Nghiên cứu xác định mặt cắt cơ bản của đập bê tông trọng lực theo các hệ tiêu chuẩn khác nhau, ứng dụng cho đập Bản Chát
Số 33 (6/2011)
>
trang 77-84
|
Tải về (582.45 KB)
Nguyễn Chiến, Nguyễn Thị Thanh Loan
|
Tóm tắt
Trong thiết kế mặt cắt đập bê tông bê tông trọng lực (BTTL) cần chọn mặt cắt đập vừa đảm bảo điều kiện ổn định, và điều kiện bền vừa đảm bảo điều kiện kinh tế. Trong quá trình tính toán lựa chọn mặt cắt đập không chỉ áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam mà cần áp dụng tiêu chuẩn của các nước tiên tiến. Trong bài giới thiệu kết quả nghiên cứu xác định mặt cắt hợp lý của đập bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam-Nga và tiêu chuẩn Mỹ. Các kết quả nghiên cứu được kiến nghị áp dụng trong thiết kế đập bêtông trọng lực ở vùng có hoặc không có động đất. |
|
|
Nghiên cứu xây dựng định mức dự toán thi công tường hào xi măng Bentonite chống thấm
Số 33 (6/2011)
>
trang 85-93
|
Tải về (838.41 KB)
Nguyễn Cảnh Thái, Nguyễn Minh Thắng
|
Tóm tắt
Tường hào Xi măng-Bentonite là biện pháp công trình thường áp dụng để xử lý chống thấm, giảm thấm, ngăn chặn nước ngầm bị ô nhiễm. Biện pháp thi công tường hào đã được áp dụng trong công tác sửa chữa các công trình đê, đập thuỷ lợi bị xuống cấp và đã mang lại kết quả rất tốt. Cho đến nay do chưa có định mức dự toán cho công tác này nên trong thiết kế vẫn xử dụng đơn giá do công ty Bachy – Soletance xây dựng áp dụng cho công trình Dầu Tiếng năm 1999, đơn giá này là quá cao. Hơn nữa việc áp dụng các chế độ chính sách theo tiêu chuẩn của tư vấn nước ngoài cho các công trình của Việt Nam là không phù hợp. Vì vậy, việc xây dựng định mức dự toán cho công tác thi công tường hào chống thấm Bentonite là một công việc có tính cấp bách nhằm tính đúng tính đủ chi phí phù hợp với các quy định của Việt Nam, giảm giá thành. Trong bài báo này các tác giả đề cập các bất hợp lý khi áp dụng đơn giá thi công tường hào Xi măng – Bentonite (theo định mức số 2508/BXD-VKT) tại thời điểm hiện nay và kiến nghị phương pháp xây dựng và áp dụng định mức phù hợp. |
|
|
|
|