Skip Navigation Links.
Collapse  Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường
 Số 93 (3/2025)
 Số 92 - Số Tiếng Anh (12/2024)
 Số 91 (12/2024)
 Số 90 (9/2024)
 Số 89 (6/2024)
 Số 88 (3/2024)
 Số 87 - Số Tiếng Anh (12/2023)
 Số 86 (12/2023)
 Số 85 (9/2023)
 Số 84 (6/2023)
 Số 83 (3/2023)
 Số 82 - Số Tiếng Anh (12/2022)
 Số 81 (12/2022)
 Số 80 (9/2022)
 Số 79 (6/2022)
 Số 78 (3/2022)
 Số 77 - Số Tiếng Anh (12/2021)
 Số 76 (12/2021)
 Số Đặc biệt (12/2021)
 Số 75 (9/2021)
 Số 74 (6/2021)
 Số 73 (3/2021)
 Số 72 - Số Tiếng Anh (12/2020)
 Số 71 (12/2020)
 Số 70 (9/2020)
 Số 69 (6/2020)
 Số 68 (3/2020)
 Số 67 (12/2019)
 Số Đặc biệt (10/2019)
 Số 66 (9/2019)
 Số 65 (6/2019)
 Số 64 (3/2019)
 Số 63 (12/2018)
 Số 62 (9/2018)
 Số 61 (6/2018)
 Số 60 (3/2018)
 Số 59 (12/2017)
 Số 58 (9/2017)
 Số 57 (6/2017)
 Số 56 (3/2017)
 Số 55 (11/2016)
 Số 54 (9/2016)
 Số 53 (6/2016)
 Số 52 (3/2016)
 Số 51 (12/2015)
 Số 50 (9/2015)
 Số 49 (6/2015)
 Số 48 (3/2015)
 Số 47 (12/2014)
 Số 46 (9/2014)
 Số 45 (6/2014)
 Số 44 (3/2014)
 Số 43 (12/2013)
 Số Đặc biệt (11/2013)
 Số 42 (9/2013)
 Số 41 (6/2013)
 Số 40 (3/2013)
 Số 39 (12/2012)
 Số 38 (9/2012)
 Số 37 (6/2012)
 Số 36 (3/2012)
 Số 35 (11/2011)
 Số Đặc biệt (11/2011)
 Số 34 (9/2011)
 Số 33 (6/2011)
 Số 32 (3/2011)
 Số 31 (12/2010)
 Số 30 (9/2010)
 Số 29 (6/2010)
 Số 28 (3/2010)
 Số 27 (11/2009)
 Số Đặc biệt (11/2009)
 Số 26 (9/2009)
 Số 25 (6/2009)
 Số 24 (3/2009)
 Số 23 (11/2008)
 Số 22 (9/2008)
 Số 21 (6/2008)
 Số 20 (3/2008)
 Số 19 (12/2007)
 Số 18 (9/2007)
 Số 17 (6/2007)
 Số 16 (3/2007)
 Số 15 (11/2006)
 Số 14 (8/2006)
 Số 13 (6/2006)
 Số 12 (3/2006)
 Số 11 (12/2005)
 Số 10 (9/2005)
 Số 9 (6/2005)
 Số 8 (2/2005)
 Số 7-C (11/2004)
 Số 7-V (11/2004)
 Số 7-N (11/2004)
 Số 7-K (11/2004)
 Số 7-NL (11/2004)
 Số 7-M (11/2004)
 Số 7-TH (11/2004)
 Số 7-LLCT (11/2004)
 Số 7-B (11/2004)
 Số 6 (9/2004)
 Số 5 (5/2004)
 Số 4 (02/2004)
 Số 3 (11/2003)
 Số 2 (9/2003)
 Số 1 (6/2003)
Số 86 (12/2023)



Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

Tháng 12 năm 2023

 
   
MỤC LỤC
Số 86 (12/2023) > trang 01-02 | Tải về (215.83 KB)
Ảnh hưởng của hệ số ma sát giữa các hạt vật liệu đến ứng xử ổn định của đập đá
Số 86 (12/2023) > trang 03-10 | Tải về (479.11 KB)
Nguyễn Thanh Hải, Võ Thành Trung
Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phần tử rời rạc để đánh giá ảnh hưởng của hệ số ma sát giữa các phần tử đến ứng xử ổn định của kết cấu đập và chân đập đá. Các phần tử có hình dạng đa giác đều, không bị biến dạng, số lượng các cạnh của đa giác là 5 và cấp phối đường kính hạt được thay đổi. Hệ số ma sát giữa các hạt vật liệu cấu thành đập được thay đổi từ 0,1 đến 0,9. Kết quả nghiên cứu cho thấy những ảnh hưởng khác nhau của hệ số ma sát đến các đặc tính dịch chuyển của đập như động năng trung bình của các khối phần tử, hình thái dịch chuyển của đập, khoảng cách dịch chuyển của các phần tử sau khi kết cấu bị mất ổn định, cũng như sự ảnh hưởng đến lực tương tác trong quá trình chuyển động. Đặc biệt, những đặc tính trên của đập bị chi phối mạnh mẽ khi hệ số ma sát giữa các hạt vật liệu có giá trị nhỏ hơn 0,3, điều này là do sự suy giảm lớn sức kháng cắt so với trọng lượng của đập. Những kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo tin cậy cho các kỹ sư trong việc đánh giá sự ổn định của đập dựa vào các điều kiện của vật liệu cấu thành.
Từ khóa: Phương pháp phần tử rời rạc, hệ số ma sát, mất ổn định đập, biến dạng đập
Ảnh hưởng số lá cánh đến cột áp và công suất tiêu thụ của máy bơm ly tâm
Số 86 (12/2023) > trang 11-16 | Tải về (436.20 KB)
Trần Vũ Lâm
Tóm tắt
Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của số cánh đến thông số cột áp, công suất và hiệu suất của một bánh công tác bơm ly tâm bằng phương pháp mô phỏng số. Các thông số đặc tính của các bánh công tác có cùng đường kính đầu ra nhưng có số cánh khác nhau được đánh giá kỹ lưỡng. Bánh công tác của máy bơm ly tâm với số cánh 5, 7 và 9 đã được lập mô hình và mô phỏng tính toán bằng phần mềm Ansys CFX sau đó tính toán các thông số cột áp, công suất và hiệu suất của bơm ở tốc độ quay 2610 vòng/phút, 2900 vòng/phút và 3480 vòng/phút. Khi tăng tốc độ quay, cột áp, công suất và hiệu suất của bơm ly tâm tăng lên.
Từ khóa: Bơm ly tâm, bánh công tác, Ansys, số lá cánh
Ảnh hưởng của đất đắp đến ứng xử của vòm vùi bằng bê tông đúc sẵn dưới tác động của xe tải
Số 86 (12/2023) > trang 17-24 | Tải về (665.78 KB)
Nguyễn Văn Toản, Lê Bá Khánh
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, ứng xử của kết cấu vòm vùi trong đất bằng bê tông đúc sẵn dưới tác động của xe tải thiết kế đã được nghiên cứu, dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn. Một mô hình phần tử hữu hạn ba chiều của kết cấu vòm vùi bằng bê tông đúc sẵn dạng mô-đun đã được thiết lập tỉ mỉ có xét đến liên kết và tiếp xúc bề mặt của các phân đoạn vòm và tương tác giữa đất-kết cấu bê tông. Ứng xử của kết cấu vòm đã được xem xét và so sánh đến sự ảnh hưởng loại kết cấu áo đường, số làn xe, và khoảng cách trục xe. Những phát hiện chính chỉ ra rằng ứng xử của kết cấu vòm là khác nhau phụ thuộc nhiều vào sự bố trí xe tải thiết kế và độ cứng kết cấu áo đường khác nhau mà ít phụ thuộc vào hiệu ứng của tải trọng xe trên nhiều làn xe. Bên cạnh đó, phạm vi lan truyền áp lực dưới bánh xe không chỉ phụ thuộc vào độ lớn của tải trọng trục xe, mà còn phụ thuộc vào độ cứng của kết cấu áo đường. Kết cấu áo đường bê tông xi măng (BTXM) cho phép phân tán áp lực bánh xe lên đất đắp được tốt hơn so với kết cấu áo đường bê tông nhựa (BTN). Do đó, mức độ gia tăng chuyển vị vòm với mặt đường BTN là cao hơn so với mặt đường BTXM.
Từ khoá: Kết cấu vòm vùi, tiếp xúc bề mặt, tương tác đất-kết cấu, phương pháp phần tử hữu hạn, tải trọng xe, kết cấu áo đường
Nghiên cứu ảnh hưởng của quy trình vận hành hồ chứa đến hiệu quả phát điện của các nhà máy thủy điện
Số 86 (12/2023) > trang 25-33 | Tải về (617.37 KB)
Nguyễn Đức Nghĩa
Tóm tắt
Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông, quy trình vận hành hồ chứa (sau đây gọi chung là quy trình vận hành hồ chứa, viết tắt là QTVHHC) được ban hành để đảm bảo hài hòa lợi ích trong khai thác tài nguyên nước. Các quy trình này đều được định kỳ rà soát nhằm loại bỏ các quy định không còn phù hợp, cập nhật các thay đổi. Trong quá trình lập cũng như rà soát QTVHHC, ảnh hưởng của các điều kiện ràng buộc đến hiệu quả phát điện của các nhà máy thủy điện (NMTĐ) chưa được xem xét một cách đầy đủ, chi tiết. Trong nghiên cứu này, phương pháp đánh giá ảnh hưởng của QTVHHC đến hiệu quả vận hành phát điện được đề xuất là so sánh doanh thu phát điện của NMTĐ khi phải tuân theo các điều điện ràng buộc với trạng thái không chịu bất kỳ ràng buộc nào. Kết quả tính toán cho các NMTĐ trong nghiên cứu này chỉ mang tính chất minh họa cho phương pháp tính. Để có kết quả cụ thể cho từng hồ chứa, từng lưu vực cần có những tính toán chi tiết hơn dựa trên phương pháp đánh giá đã được đề xuất ở trên.
Từ khóa: Quy trình vận hành hồ chứa, điều kiện ràng buộc, hiệu quả phát điện
Một vài trao đổi về phương pháp thông số ban đầu trong sức bền vật liệu
Số 86 (12/2023) > trang 34-37 | Tải về (588.66 KB)
Nguyễn Thái Hoàng, Hoàng Đình Trí
Tóm tắt
Phương pháp thông số ban đầu dùng để xác định chuyển vị của dầm có nhiều ưu điểm. Ưu điểm thứ nhất là có thể áp dụng cho dầm có ít hay nhiều đoạn thanh, ưu điểm thứ hai là có thể xác định cả chuyển vị và nội lực của dầm tĩnh định cũng như siêu tĩnh. Tuy nhiên hiện nay phương pháp thông số ban đầu được trình bày trong các giáo trình Sức bền vật liệu còn có một số vấn đề cần trao đổi thêm cho hợp lý.
Trong khuôn khổ bài báo này nhóm tác giả sẽ trình bày ba vấn đề và phương pháp giải quyết ba vấn đề này.
Từ khóa: Phương pháp thông số ban đầu, sức bền vật liệu, chuyển vị của dầm
Nghiên cứu tính chất cơ học của vật liệu composite đa lớp nền epoxy gia cường bằng sợi chuối
Số 86 (12/2023) > trang 38-44 | Tải về (1272.12 KB)
Nguyễn Thị Hằng Nga, Bạch Văn Toàn, Trần Quang Dinh, Lê Quang Khải
Tóm tắt
Nghiên cứu này khảo sát một số đặc trưng cơ học của vật liệu composite nền epoxy gia cường bằng sợi chuối với các lớp sợi được sắp xếp theo các hướng khác nhau tạo thành vật liệu đa lớp. Trong composite, lớp thứ nhất và thứ ba sợi được xếp theo hướng song song với nhau, lớp thứ hai ở giữa sợi xếp theo các góc chéo 45 độ, 60 độ và vuông góc so với lớp đầu tiên. Kết quả thực nghiệm cho thấy cơ tính của vật liệu composite này được quyết định bởi sự thay đổi cách sắp xếp của sợi chuối và mẫu xếp với góc nghiêng 60 độ cho kết quả cơ tính tốt nhất. Kết quả thu được từ nghiên cứu này mở ra khả năng ứng dụng của vật liệu composite nền epoxy cốt sợi chuối trong các lĩnh vực khác nhau.
Từ khóa: Composite, epoxy, sợi chuối, cơ tính
Ảnh hưởng của các đặc trưng của chuyển động nền trận động đất đến phản ứng của công trình
Số 86 (12/2023) > trang 45-52 | Tải về (565.50 KB)
Ngô Văn Thuyết
Tóm tắt
Động đất là một hiện tượng dao động rất mạnh của nền đất xảy ra khi một nguồn năng lượng lớn được giải phóng trong thời gian rất ngắn. Động đất có thể gây ra nhiều hư hỏng cho các công trình xây dựng phụ thuộc vào sức mạnh của nó. Các đặc trưng của chuyển động nền trận động đất là giá trị đỉnh gia tốc nền, tổng thời gian dao động và nội dung tần số. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của các đặc trưng của chuyển động nền trận động đất đến phản ứng của một công trình dân dụng nhà khung bê tông cốt thép 5 tầng được khảo sát bằng phân tích mô hình số. Kết quả cho thấy phản ứng của công trình càng lớn khi đỉnh gia tốc nền càng lớn, bước thời gian và tổng thời gian dao động của chuyển động nền càng dài.
Từ khóa: Động đất, chuyển động nền, đỉnh gia tốc nền, thời gian dao động, nội dung tần số
Đánh giá khả năng tái chế bùn sinh học từ quá trình xử lý nước thải hữu cơ nồng độ cao bằng phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí có bổ sung chế phẩm vi sinh CMs
Số 86 (12/2023) > trang 53-60 | Tải về (304.81 KB)
Phạm Nguyệt Ánh, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Lan Hương
Tóm tắt
Việc xác định thành phần và tính chất của bùn thải là căn cứ để lựa chọn hướng xử lý, quản lý phù hợp. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng tái chế thành phân hữu cơ của bùn sinh học từ quá trình xử lý nước thải chế biến sữa bằng bùn hoạt tính hiếu khí có bổ sung chế phẩm CMs. Kết quả cho thấy, bùn có pH trung tính, độ ẩm cao (99%). Hàm lượng chất hữu cơ tổng số (2,25 mg/kg), tổng nitơ (2.932 mg/kg), và tổng photpho (509 mg/kg) đều ở mức thấp nhưng tổng kali tương đối cao (5.559 mg/kg). Hàm lượng kim loại nặng Cu, Zn, Cd, Pb, Ni, Hg và một số thành phần nguy hại như Cr6+, tổng xyanua đều dưới ngưỡng cho phép của QCVN 50:2013/BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường và Thông tư 41/2014/TT-BNTPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Không phát hiện thấy E. Coli và Salmonella trong bùn sinh học, và Coliforms ở mức 83 CFU/g. Như vậy, bùn sinh học phù hợp để tái chế thành phân hữu cơ nhưng cần nghiên cứu phối trộn với các vật liệu giàu hữu cơ và dinh dưỡng để thu được sản phẩm đạt chất lượng sử dụng.
Từ khóa: Bùn sinh học, chất nguy hại, dinh dưỡng, tái sử dụng, kim loại nặng
Ảnh hưởng của áp suất tăng áp đến hiệu suất và tính năng phát thải của động cơ khí sinh học
Số 86 (12/2023) > trang 61-65 | Tải về (368.34 KB)
Nguyễn Trung Kiên, Trịnh Xuân Phong
Tóm tắt
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất tăng áp đến hiệu suất và tính năng phát thải của động cơ khí sinh học khi trang bị bộ tăng áp. Phần mềm mô phỏng là phần mềm AVL Boost, động cơ nghiên cứu là động cơ diesel Isuzu 4JA1 trang bị cho máy phát điện tại các trang trại. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: khi cải tạo động cơ diesel thành động cơ khí sinh học có trang bị bộ tăng áp. Nếu động cơ làm việc ở tốc độ 1500 v/p, áp suất tăng áp 1,5 bar thì công suất động cơ khí sinh học có tăng áp tăng thêm được 2kW so với động cơ diesel nguyên thủy. Ngoài ra khi động cơ làm việc trong vùng tải trọng từ 5kW đến 22kW, phát thải của động cơ khí sinh học có trang bị tăng áp giảm rất mạnh. Phát thải NOx và soot lần lượt giảm là 89,2% và 85,8%. Tuy nhiên phát thải CO tăng 37,5% .
Từ khóa: Tăng áp cho máy phát điện khí sinh học, giảm phát thải
Hiệu ứng gia tăng xói lở bãi biển trong bão do công trình tường kè ven biển thành phố Đà Nẵng
Số 86 (12/2023) > trang 66-73 | Tải về (1252.86 KB)
Thiều Quang Tuấn, Đặng Thị Linh
Tóm tắt
Xói lở cấp tính dưới tác động của bão và áp thấp nhiệt đới thường xuyên xảy ra đối với bờ biển Đà Nẵng. Hệ thống công trình đê kè dọc theo bờ biển của Thành phố một mặt có thể giúp bảo vệ bờ và cơ sở hạ tầng phía sau, nhưng mặt khác lại có thể gây ra xói lở nghiêm trọng bãi trước, đặc biệt khi chúng có kết cấu dạng tường đứng và nằm khá gần với mép nước dâng trong bão. Trong nghiên cứu này, hiệu ứng công trình làm gia tăng xói lở bãi biển này được đánh giá thông qua việc mô phỏng với mô hình XBEACH tác động của hai cơn bão điển hình MOLAVE và VAMCO xảy ra trong năm 2020 ở bờ biển Đà Nẵng.
Từ khóa: XBEACH, Xói cấp tính, Tường biển, MOLAVE, VAMCO
Hiệu quả chi phí của hiện đại hóa hệ thống thủy lợi xét trên góc độ người sử dụng nước: Nghiên cứu từ hệ thống tưới bơm
Số 86 (12/2023) > trang 74-81 | Tải về (329.94 KB)
Trương Đức Toàn
Tóm tắt
Tái cơ cấu và chuyển đổi ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại và sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao là một định hướng quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện chủ chương trên thì hiện đại hóa hệ thống thủy lợi là một yêu cầu tất yếu của ngành. Trên thực tế, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi có thể mang lại nhiều lợi ích. Nó không chỉ đảm bảo cung cấp nước đáp ứng nhu cầu của người dân phục vụ sản xuất mà còn góp phần thúc đẩy sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái trong bối cảnh biến động về nguồn nước do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Bài báo này xem xét khía cạnh hiệu quả về mặt chi phí của hiện đại hóa hệ thống thủy lợi trên góc độ của người sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí mà người dân phải chịu giảm xuống so với trước khi hệ thống được hiện đại hóa, góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp nhờ tưới. Kết quả của nghiên cứu hàm ý rằng hiện đại hóa hệ thống thủy lợi sẽ đạt được sự đồng thuận cao khi góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của người dân và góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta trong tương lai.
Từ khóa: Hiện đại hóa, hệ thống thủy lợi, chi phí, hiệu quả, phát triển bền vững
Đánh giá sự thay đổi nhu cầu nước tưới cho cây lúa khu vực bán đảo Cà Mau dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Số 86 (12/2023) > trang 82-91 | Tải về (366.13 KB)
Trần Tuấn Thạch, Trần Quốc Lập
Tóm tắt
Bán Đảo Cà Mau là một trong những vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước với diện tích hơn 0,5 triệu ha và sản lượng lúa đạt gần 10 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, trong những gần đây khu vực này chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bất lợi và tình trạng xâm nhập mặn, đặc biệt trong giai đoạn mùa khô (I-V), dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất lúa trên diện rộng. Nghiên cứu này tập trung vào xác định, phân tích sự biến đổi nhu cầu nước hiện tại và trong tương lai. Sự thay đổi về mưa và nhiệt độ được tính toán dựa trên mô hình dự báo khí tượng toàn cầu của bộ mô hình CMIP6 cho giai đọan 2040-2059, bao gồm: ACCESS-CM2; GFDL-ESM4; MIROC6 với hai kịch bản SSP2-4.5 và SSP5-8.5. Dữ liệu dự báo khí hậu được sử dụng để xác định nhu cầu nước cho lúa vụ Đông Xuân và được so sánh với giai đoạn nền 1990-2009. Kết quả tính toán nhu cầu nước theo các kịch bản cho thấy: 1) Nhu cầu cấp nước tưới giai đoạn 2040-2059 thay đổi từ -8%÷5% so với giai đoạn nền; 2) Nhu cầu nước được tính dựa trên mô hình dự báo ACCESS-CM2 với kịch bản SSP2-4.5 là lớn nhất (tăng 5% so với giai đoạn nền) do mô hình này cho kết quả nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm. 3) Nhu cầu nước tính từ mô hình MIROC6 của kịch bản SSP5-8.5 thấp nhất (giảm -8%) do mô hình dự báo lượng mưa tăng đáng kể trong khi nhiệt độ hầu như không đổi; 4) Các mô hình khí hậu khác cho thấy nhu cầu nước không chênh lệch nhiều so với kịch bản nền.
Từ khóa: Bán đảo Cà Mau, biến đổi khí hậu, nhu cầu nước tưới, lúa vụ Đông Xuân