Skip Navigation Links.
Collapse  Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường
 Số 93 (3/2025)
 Số 92 - Số Tiếng Anh (12/2024)
 Số 91 (12/2024)
 Số 90 (9/2024)
 Số 89 (6/2024)
 Số 88 (3/2024)
 Số 87 - Số Tiếng Anh (12/2023)
 Số 86 (12/2023)
 Số 85 (9/2023)
 Số 84 (6/2023)
 Số 83 (3/2023)
 Số 82 - Số Tiếng Anh (12/2022)
 Số 81 (12/2022)
 Số 80 (9/2022)
 Số 79 (6/2022)
 Số 78 (3/2022)
 Số 77 - Số Tiếng Anh (12/2021)
 Số 76 (12/2021)
 Số Đặc biệt (12/2021)
 Số 75 (9/2021)
 Số 74 (6/2021)
 Số 73 (3/2021)
 Số 72 - Số Tiếng Anh (12/2020)
 Số 71 (12/2020)
 Số 70 (9/2020)
 Số 69 (6/2020)
 Số 68 (3/2020)
 Số 67 (12/2019)
 Số Đặc biệt (10/2019)
 Số 66 (9/2019)
 Số 65 (6/2019)
 Số 64 (3/2019)
 Số 63 (12/2018)
 Số 62 (9/2018)
 Số 61 (6/2018)
 Số 60 (3/2018)
 Số 59 (12/2017)
 Số 58 (9/2017)
 Số 57 (6/2017)
 Số 56 (3/2017)
 Số 55 (11/2016)
 Số 54 (9/2016)
 Số 53 (6/2016)
 Số 52 (3/2016)
 Số 51 (12/2015)
 Số 50 (9/2015)
 Số 49 (6/2015)
 Số 48 (3/2015)
 Số 47 (12/2014)
 Số 46 (9/2014)
 Số 45 (6/2014)
 Số 44 (3/2014)
 Số 43 (12/2013)
 Số Đặc biệt (11/2013)
 Số 42 (9/2013)
 Số 41 (6/2013)
 Số 40 (3/2013)
 Số 39 (12/2012)
 Số 38 (9/2012)
 Số 37 (6/2012)
 Số 36 (3/2012)
 Số 35 (11/2011)
 Số Đặc biệt (11/2011)
 Số 34 (9/2011)
 Số 33 (6/2011)
 Số 32 (3/2011)
 Số 31 (12/2010)
 Số 30 (9/2010)
 Số 29 (6/2010)
 Số 28 (3/2010)
 Số 27 (11/2009)
 Số Đặc biệt (11/2009)
 Số 26 (9/2009)
 Số 25 (6/2009)
 Số 24 (3/2009)
 Số 23 (11/2008)
 Số 22 (9/2008)
 Số 21 (6/2008)
 Số 20 (3/2008)
 Số 19 (12/2007)
 Số 18 (9/2007)
 Số 17 (6/2007)
 Số 16 (3/2007)
 Số 15 (11/2006)
 Số 14 (8/2006)
 Số 13 (6/2006)
 Số 12 (3/2006)
 Số 11 (12/2005)
 Số 10 (9/2005)
 Số 9 (6/2005)
 Số 8 (2/2005)
 Số 7-C (11/2004)
 Số 7-V (11/2004)
 Số 7-N (11/2004)
 Số 7-K (11/2004)
 Số 7-NL (11/2004)
 Số 7-M (11/2004)
 Số 7-TH (11/2004)
 Số 7-LLCT (11/2004)
 Số 7-B (11/2004)
 Số 6 (9/2004)
 Số 5 (5/2004)
 Số 4 (02/2004)
 Số 3 (11/2003)
 Số 2 (9/2003)
 Số 1 (6/2003)
Số 85 (9/2023)



Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

Tháng 9 năm 2023

 
   
MỤC LỤC
Số 85 (9/2023) > trang 01-02 | Tải về (227.74 KB)
Hàm lượng nitrat trong nước ngầm nông dưới ảnh hưởng của các kỹ thuật tưới
Số 85 (9/2023) > trang 03-10 | Tải về (360.80 KB)
Nguyễn Phan Việt, Đinh Thị Lan Phương
Tóm tắt
Trong bài báo này, tác động của nước tưới ô nhiễm với chế độ phân bón theo khuyến cáo lên nitrat (NO3-) trong nước ngầm nông ở các độ sâu 35 cm, 70 cm, 120 cm dưới các kỹ thuật tưới tiết kiệm nước và tưới ngập được nghiên cứu. Kết quả cho thấy, tưới ngập làm tăng khả năng thấm nitrat xuống các tầng đất dưới và nước ngầm, hàm lượng nitrat trong đất và nước ngầm tăng theo mức độ ô nhiễm N trong nước tưới và phân bón. Nồng độ nitrat trong nước ngầm của công thức tưới ngập cao hơn từ 2,4 – 2,9 lần so với tưới tiết kiệm nước. Tưới tiết kiệm nước giúp giảm mức nước mặt ruộng so với tưới ngập từ 4 – 5 cm, làm giảm sự thấm nitrat tại các tầng. Giảm sâu nhất tại độ sâu 120 cm là 64,79%. Hàm lượng N tổng số trong các tầng đất 0 – 35 cm, 35 – 70 cm, 70 -120 cm của tưới tiết kiệm nước giảm 15,63%, 18,9%, 14,29% so với tưới ngập. Về năng suất, tưới tiết kiệm nước cho năng suất thực thu lớn hơn tưới ngập và đối chứng lần lượt là 20,1% và 43,57%.
Từ khóa: Nước ngầm, ô nhiễm nitrat, tưới ngập, tưới tiết kiệm nước
Nghiên cứu xây dựng tiêu chí xác định ngưỡng bồi lắng bùn cát an toàn công trình hồ chứa
Số 85 (9/2023) > trang 11-18 | Tải về (386.02 KB)
Lê Thế Hiếu, Lương Văn Anh, Nguyễn Quang Phi, Lê Xuân Quang
Tóm tắt
Sự bồi lắng bùn cát đã tác động tiêu cực đến chức năng và tuổi thọ của hồ chứa là mối quan tâm của các nhà quản lý, các chủ hồ, các nhà khoa học và của toàn xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu về khoa học, thực tiễn về bồi lắng bùn cát hồ chứa, nghiên cứu đã xây dựng được 04 tiêu chí từ TC1 đến TC4, được phân thành 02 nhóm tiêu chí: (1) Nhóm tiêu chí về an toàn công trình gồm 03 tiêu chí: TC1: Đánh giá về tổn thất dung tích hồ chứa trung bình hàng năm, (Vbctb/[Vc/tuổi thọ]); TC2: Đánh giá về tỷ lệ mất dung tích hàng năm hồ chứa (TI); TC3: Đánh giá về tỷ lệ dung tích hồ chứa trên dòng chảy vào hồ hàng năm (Kw) và đánh giá về tỷ lệ dung tích hồ chứa trên sản lượng bùn cát bồi lắng hàng năm (Kt); (2) Nhóm tiêu chí về môi trường 01 tiêu chí: TC4: Đánh giá về dòng chảy tối thiểu sau đập hồ chứa.
Từ khóa: Tiêu chí xác định ngưỡng bồi lắng bùn cát an toàn công trình hồ chứa
Ứng dụng mô hình hồi quy và mạng nơ ron nhân tạo dự báo số liệu quan trắc thấm ở thân và nền đập
Số 85 (9/2023) > trang 19-26 | Tải về (2889.78 KB)
Trần Duy Quân, Nguyễn Thị Kim Ngân, Hồ Sỹ Tâm, Tạ Quang Chiểu
Tóm tắt
Số liệu quan trắc thấm qua thân và nền đập là một trong những thông tin quan trọng góp phần đánh giá và phát hiện sớm nguy cơ mất an toàn đập. Những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã và đang được ứng dụng để có thể dự báo sớm số liệu quan trắc thấm ở thân và nền đập. Trong nghiên cứu này, hai mô hình dựa trên phương pháp hồi quy tuyến tính (LR) và mạng nơ ron nhân tạo (ANN) được xây dựng để dự đoán số liệu quan trắc thấm tại 25 đầu đo thấm ở thân và nền đập Ngàn Trươi tỉnh Hà Tĩnh. Các đặc trưng thống kê R2, NSE, MAE và RMSE được tính toán để kiểm tra độ tin cậy của hai mô hình. Kết quả tính toán cho thấy, cả hai mô hình đều cho kết quả dự báo tốt ở hầu hết các đầu đo quan trắc. Trong đó mô hình LR cho thấy kết quả dự báo tốt hơn mô hình ANN. Những kết quả này mở ra triển vọng áp dụng những mô hình học máy trong dự báo số liệu quan trắc thấm để từ đó phát hiện sớm nguy cơ mất an toàn liên quan đến dòng thấm ở thân và nền đập.
Từ khoá: Dự báo thấm, học máy, hồi quy tuyến tính, mạng nơ ron nhân tạo
Kết quả nghiên cứu mật độ vi nhựa trong mẫu cát biển khu vực bờ biển Bãi Dài, tỉnh Khánh Hòa
Số 85 (9/2023) > trang 27-34 | Tải về (1216.58 KB)
Hà Thị Hiền, Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Thị Kim Cúc
Tóm tắt
Rác thải nhựa trong môi trường là vấn đề ô nhiễm rất được quan tâm trong hai thập niên gần đây, rác thải nhựa trong môi trường vỡ vụn hình thành các hạt vi nhựa (d < 5 mm). Nghiên cứu này nhằm xác định mật độ, kích thước, màu sắc và thành phần hạt vi nhựa tồn tại trong lớp cát biển ven bờ vùng Bãi Dài, tỉnh Khánh Hòa. Phương pháp phân tích lọc nổi và FTIR được áp dụng để tách và xác định thành phần hạt vi nhựa. Kết quả phân tích cho thấy số lượng hạt vi nhựa dao động trong khoảng từ 865-2525 vi nhựa/1 kg mẫu cát khô, với giá trị trung bình là 1543 ± 430. Vi nhựa phổ biến nhất là dạng sợi (68,02%), tiếp theo là dạng mảnh với nhiều kích cỡ (31,98%) và hầu như không tìm thấy dạng hạt. Màu sắc các hạt vi nhựa chủ yếu là màu trắng, không màu, xanh dương; các màu xanh lá, đỏ, vàng và tím chiếm tỉ lệ nhỏ. Thành phần nhựa polyethylene (PE-HD và PE-LD) chiếm tỉ lệ lớn, tiếp theo là Polypropylene (PP), Polystyrene (PS) và một số loại sợi chứa polyamide (PA). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phong phú về phân bố thành phần và đặc điểm của các chất ô nhiễm vi nhựa trong trầm tích bờ biển Bãi Dài, Tỉnh Khánh Hòa và bước đầu cung cấp các thông tin nhằm kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm vi nhựa trong môi trường bờ biển.
Từ khóa: Hạt vi nhựa, cát biển, thành phần vi nhựa, bờ biển Bãi Dài, tỉnh Khánh Hòa
Nghiên cứu xác định mức đảm bảo tưới hợp lý cho cây trồng cạn chủ lực có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam
Số 85 (9/2023) > trang 35-42 | Tải về (751.33 KB)
Trần Tuấn Thạch, Trần Quốc Lập, Lê Văn Chín
Tóm tắt
Cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao đóng góp tỷ trọng lớn về mặt giá trị trong cơ cấu của ngành nông nghiệp Việt Nam, việc đảm bảo cấp nước đầy đủ bằng các hệ thống thủy lợi được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng và sản lượng của sản phẩm nông nghiệp. Trong quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi, quy mô của hệ thống được xác định dựa trên tần suất thiết kế (tương ứng với mức đảm bảo của công trình). Hiện nay việc thiết kế và xây dựng công trình thủy lợi sử dụng mức đảm bảo chung cho toàn hệ thống mà chưa có quy định hay tiêu chuẩn nào xác định mức đảm bảo riêng, hợp lý cho từng loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào xây dựng cơ sở và đưa ra mức đảm bảo hợp lý cho nhóm cây trồng này. Dựa trên cơ sở về đặc trưng khí tượng, quan hệ giữa nhu cầu nước-năng suất cây trồng, giữa chi phí-lợi ích và các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu đề xuất mức đảm bảo cấp nước cho: Cây Vải khu vực Trung du miền núi phía Bắc là P=90%; Cây Chè khu vực Trung du miền núi phía Bắc là P=85%; Cây Bưởi, khu vực Bắc Trung Bộ là P=90%; Cây Cà phê, khu vực Tây Nguyên là P=90%.
Từ khóa: Mức đảm bảo, nhu cầu tưới, hệ thống thủy lợi, cây giá trị kinh tế cao
Xây dựng bản đồ hệ số tiêu cho các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam
Số 85 (9/2023) > trang 43-50 | Tải về (823.98 KB)
Trần Quốc Lập, Trần Tuấn Thạch
Tóm tắt
Cây trồng cạn có khả năng chịu ngập kém hơn so với lúa nên khi bị ngập úng sẽ bị ảnh hưởng lớn đến năng suất. Để giảm thiểu thiệt hại do ngập úng gây ra cần có biện pháp tiêu thoát nước chủ động thông qua các biện pháp công trình. Quy mô của các công trình này được xác định dựa trên yêu cầu tiêu nước thực tế của các đối tượng tiêu (hệ số tiêu q l/s/ha). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào xây dựng bản đồ hệ số tiêu cho một số loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao cho các vùng nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng cơ sở xác định hệ số tiêu phù hợp với từng vùng. Để xây dựng được bản đồ phân vùng hệ số tiêu, nhóm nghiên cứu đã xác định được: Thời gian yêu cầu tiêu nước dựa trên khả năng chịu ngập của các nhóm cây trồng cạn; Xác định hệ số tiêu tương ứng với tiêu thời đoạn ngắn (tùy theo khả năng chịu ngập), 1 ngày max, 3 ngày max và 5 ngày max; Xây dựng được bản đồ phân vùng hệ số tiêu cho các khu vực chuyên canh cây trồng cạn trên phạm vi cả nước theo tần suất thiết kế (P=10%) và tần suất kiểm tra (P=5%). Bản đồ hệ số tiêu theo các tần suất và thời đoạn tiêu khác nhau là cơ sở quan trọng trong việc xác định mức đảm bảo tiêu, quy mô công trình hợp lý của hệ thống thủy lợi phục vụ tiêu nước.
Từ khóa: Hệ số tiêu, cây trồng cạn, tần suất thiết kế
Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ khi gia công bằng phương pháp xung điện cho thép SKD11 sau khi xử lý nhiệt
Số 85 (9/2023) > trang 51-58 | Tải về (1114.72 KB)
Đoàn Yên Thế
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, phương pháp thí nghiệm và xử lý số liệu Taguchi được áp dụng để đánh giá ảnh hưởng của các thông số công nghệ chính trong quá trình xung điện cho thép SKD11 sau khi tôi đến độ nhám bề mặt chi tiết xung và thời gian gia công. Thông qua các giá trị độ cứng bề mặt, độ cứng tế vi xem xét vùng ảnh hưởng nhiệt trong quá trình xung điện. Từ các kết quả thực nghiệm cho thấy các thông số công nghệ ảnh hưởng lớn đến chất lượng bề mặt chi tiết gia công là cường độ dòng điện, thời gian đóng xung và thời gian ngắt xung. Trong đó, cường độ dòng điện ảnh hưởng lớn nhất đến độ nhám bề mặt và thời gian gia công. Quá trình xung điện cũng làm tăng đáng kể độ cứng bề mặt của thép SKD11 và có sự chênh lệch lớn độ cứng giữa vùng ảnh hưởng nhiệt và vùng kim loại nền sau khi gia công bằng phương pháp xung điện.
Từ khóa: Gia công xung điện, thép SKD11, phương pháp Taguchi
Đánh giá trữ lượng đất trong vùng lòng hồ có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng công trình vật liệu địa phương tại một số hồ chứa thuộc khu vực Bắc Trung Bộ
Số 85 (9/2023) > trang 59-64 | Tải về (817.33 KB)
Trần Văn Toản, Mai Lâm Tuấn
Tóm tắt
Miền Trung nói chung và khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng có số lượng hồ chứa nước thủy lợi nhiều nhất cả nước (chiếm tới 30%) nhưng đa số các hồ thuộc loại vừa và nhỏ. Do đó, trữ lượng đất có thể khai thác để sử dụng làm vật liệu xây dựng dự kiến sẽ rất lớn. Hơn nữa, việc khai thác đất trong phạm vi lòng hồ sẽ góp phần làm tăng dung tích hồ chứa, nâng cao nhiệm vụ phòng chống thiên tai cho hồ chứa nếu thực hiện hợp lý và đúng quy trình. Bài báo giới thiệu kết quả khảo sát, đánh giá trữ lượng các loại đất hiện có trong 08 lòng hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn khu vực Bắc Trung Bộ.
Từ khóa: Đất vùng lòng hồ, hồ chứa nước, kỹ thuật hạ tầng, đất xây dựng, Bắc Trung Bộ
Nghiên cứu vai trò của hệ thống thủy lợi vùng triều trong điều hòa chất lượng nước và kiểm soát mặn khu vực hạ lưu sông Sài Gòn-Vàm Cỏ Đông
Số 85 (9/2023) > trang 65-72 | Tải về (1446.31 KB)
Đỗ Đức Dũng, Nguyễn Trung Nam, Trương Ngọc Chinh, Nguyễn Đức Thành
Tóm tắt
Rủi ro ô nhiễm và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến nguồn nước cho cấp nước sinh hoạt và nông nghiệp vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Vàm Cỏ Đông đã và đang diễn mức độ báo động. Các hệ thống thủy lợi cơ bản trong vùng đã đáp ứng được nhiệm vụ ngăn mặn, cấp nước, chống ngập, cải tạo đất cho khu vực hưởng lợi. Tuy nhiên, vai trò kiểm soát ô nhiễm, điều hòa chất lượng nước và phối hợp giữa các hệ thống thì chưa được nghiên cứu. Vì vậy, bài báo này được thực hiện để làm rõ ảnh hưởng của hệ thống công trình thủy lợi trong việc kiểm soát mặn và điều hòa chất lượng nước vùng hạ du sông Sài Gòn - Vàm Cỏ Đông. Mô hình MIKE11-Ecolab kết hợp với thống kê phân tích số liệu, đo đạc được áp dụng. Kết quả cho thấy (i) hệ thống thủy lợi kiểm soát hiệu quả xâm nhập mặn và hỗ trợ giảm ô nhiễm (ii) nguy cơ mặn ảnh hưởng cấp nước gia tăng trong giai đoạn 2030-2050 (iii) nguyên nhân tình trạng ô nhiễm do cơ chế quản lý, nhận thức của cộng đồng, hiệu quả vận hành hệ thống và kiểm soát chất xả tại nguồn.
Từ khóa: Hạ lưu sông Sài Gòn – Vàm Cỏ Đông, Ô nhiễm, Hệ thống thủy lợi, Xâm nhập mặn, Cấp nước
Ảnh hưởng của chất lượng nhận thức thương hiệu đến ý định tiêu dùng: Vai trò trung gian của chất lượng mối quan hệ – trường hợp trong ngành Điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh
Số 85 (9/2023) > trang 73-79 | Tải về (672.81 KB)
Hà Kiên Tân, Tô Lê Minh Thanh
Tóm tắt
Bài báo này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chất lượng nhận thức thương hiệu và ý định tiêu dùng thông qua biến trung gian chất lượng mối quan hệ (niềm tin, sự hài lòng và cam kết) bằng phương pháp PLS-SEM với 323 câu trả lời của người dùng các sản phẩm điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy chất lượng mối quan hệ đóng vai trò là biến trung gian toàn phần (full mediation) giữa chất lượng nhận thức thương hiệu và ý định tiêu dùng. Kết quả này cũng cung cấp một số hàm ý quản trị, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: Chất lượng nhận thức thương hiệu, chất lượng mối quan hệ, ý định tiêu dùng
Một số kết quả thí nghiệm hiện trường giải pháp kỹ thuật cải thiện vật liệu đất trong lòng hồ khu vực Bắc Trung Bộ để xây dựng công trình vật liệu địa phương
Số 85 (9/2023) > trang 80-87 | Tải về (738.20 KB)
Mai Lâm Tuấn, Trần Văn Toản
Tóm tắt
Các kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra một số giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện các chỉ tiêu cơ lý của các loại đất có trong phạm vi vùng lòng hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện để sử dụng làm vật liệu xây dựng các công trình vật liệu địa phương (đập đất, đê chắn nước, đường giao thông, san nền công trình hạ tầng,…). Các giải pháp kỹ thuật thường được sử dụng bao gồm các giải pháp về vật lý (trộn vật liệu như tro bay, xỉ than từ nhà máy nhiệt điện, S95; bentonite, cát, dăm sạn, vải địa kỹ thuật, lưới rọ, bao tải, sơ dừa, neoweb,…) và hóa học (trộn vật liệu như xi măng, thủy tinh lỏng, vôi,…). Để hiệu chỉnh và đánh giá sự phù hợp với thực tế của các kết quả thí nghiệm trong phòng, cần thực hiện thí nghiệm hiện trường các giải pháp kỹ thuật xử lý đối với các loại đất có trong vùng lòng hồ chứa nước thủy lợi. Bài báo giới thiệu một số kết quả thí nghiệm hiện trường về giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện các chỉ tiêu cơ lý của đất trong phạm vi lòng hồ đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn vật liệu đất để xây dựng, cải tạo và sửa chữa các công trình vật liệu địa phương trên địa bàn khu vực Bắc Trung Bộ.
Từ khóa: Vật liệu xây dựng, đất trong lòng hồ, cải thiện chỉ tiêu cơ lý của đất, hồ chứa nước thủy lợi, Bắc Trung Bộ
Ảnh hưởng của nước tưới ô nhiễm đến hàm lượng NH4+ trong nước ngầm nông trên đất phù sa vùng đồng bằng sông Hồng
Số 85 (9/2023) > trang 87-94 | Tải về (1255.91 KB)
Nguyễn Phan Việt, Đinh Thị Lan Phương
Tóm tắt
Thí nghiệm được thực hiện trên cánh đồng Học viện NNVN trong bốn vụ để làm rõ mức độ thấm NH4+ từ nước tưới ô nhiễm có hàm lượng NO3- 0,5 – 2,9 mg/L, NO2- 0,068 – 0,084 mg/L, NH4+ 5,1 - 6 mg/L xuống các tầng 35 cm, 70 cm, 120 cm. Gồm 4 công thức: CT 1 - tưới ngập, CT 2 - tiết kiệm nước, CT 3 - tưới ngập không áp dụng phân bón, CT 4 - tưới ngập với nước không ô nhiễm. Riêng ba CT (1, 2, 4) áp dụng phân bón 120 kg N : 90 kg P2O5 : 90 kg K2O/ha. Kết quả cho thấy NH4+ trong nước tưới > 2,5 mg/L tích hợp phân bón làm NH4+ trong cả 3 tầng của CT 1 vượt QCVN 09:2023/BTNMT, trong khi CT 2 chỉ ảnh hưởng đến tầng 35 cm và 70 cm. Tỉ lệ đạm 120 kg/ha trong điều kiện nước tưới sạch không ảnh hưởng đến NH4+ trong nước ngầm nông ở CT 4. NH4+ trong nước tưới > 2,5 mg/L không tích hợp phân bón làm NH4+ trong tầng 35 cm - 70 cm của CT 1 và tầng 35 cm của CT 2 vượt QC. Kiểm soát mức nước tưới của CT 2 đã hạn chế mức độ thấm NH4+ xuống tầng 35 cm và giảm 1 – 3,53 lần so với CT 1. NH4+ trong nước tưới < 2,5 mg/L cho thấy NH4+ trong tất cả các tầng của CT (1, 2, 3) đều trong QC. Các kết quả nghiên cứu đóng góp cho quản lý tưới và phân bón để hạn chế thấm NH4+ vào nước ngầm nông.
Từ khóa: Nước ngầm ô nhiễm amoni, nước tưới ô nhiễm, lúa, tưới ngập
Phân tích, đánh giá đặc điểm làm việc của động cơ Diesel commonrail chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu kép LPG/diesel
Số 85 (9/2023) > trang 95-101 | Tải về (676.20 KB)
Lê Văn Tiến
Tóm tắt
Xu hướng sử dụng nhiên liệu kép LPG/diesel nhằm mục đích tăng tính kinh tế, kỹ thuật và giảm ô nhiễm môi trường cho động cơ diesel đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu phân tích và đánh giá đặc điểm làm việc của động cơ một xi lanh trang bị hệ thống cung cấp nhiên liệu tích áp (commomrail) chuyển sang sử dụng nhiên liệu kép LPG/diesel. Với hệ thống cung cấp LPG điều khiển điện tử được chế tạo mới, các tín hiệu từ cảm biến tốc độ, nhiệt độ, lưu lượng, chân ga, áp suất,... được đưa về bộ điều khiển cung cấp LPG (ELC). ELC ra tín hiệu để điều khiển vòi phun LPG và phun LPG vào đường nạp của động cơ. Các thông số về tiêu thụ nhiên liệu, diễn biến áp suất trong xilanh, góc phun sớm, phát thải… của động cơ sử dụng nhiên liệu kép được phân tích, đánh giá cũng như so sánh đối chứng với trường hợp sử dụng đơn nhiên liệu diesel khi có cùng công suất và mô men để đưa ra những nhận định về ưu nhược điểm của việc sử dụng nhiên liệu kép LPG/diesel cũng như làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo.
Từ khoá: Nhiên liệu kép LPG/diesel, chuyển đổi sử dụng LPG/diesel
Chế tạo, khảo sát và xây dựng đường chuẩn nồng độ của máy điện phân tạo ion đồng ứng dụng trong xử lý nguồn nước nuôi thủy sản
Số 85 (9/2023) > trang 102-107 | Tải về (544.09 KB)
Trần Thị Chung Thủy, Nghiêm Thị Hà Liên, Vũ Dương, Nguyễn Hữu Khánh
Tóm tắt
Máy tạo ion đồng sử dụng nguồn điện một chiều cấp cho hai điện cực bằng đồng, được đảo cực luân phiên, để thúc đẩy quá trình khử ion đồng luân phiên ở mỗi điện cực và giải phóng các ion đồng vào trong môi trường nước. Bài báo trình bày về tác dụng của ion đồng trong xử lý môi trường nói chung và nguồn nước nuôi thủy sản nói riêng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động và các thông số kỹ thuật của máy điện phân tạo ion đồng, tính ưu việt của hiệu ứng đổi chiều điện cực cho các bản cực cùng vật liệu, cũng như các chế độ hoạt động thể hiện bằng đường chuẩn nồng độ ion đồng được xây dựng từ các số liệu thực nghiệm.
Từ khoá: Ion đồng, Cu2+, điện phân, nồng độ ion, điện cực đồng
12