Skip Navigation Links.
Collapse  Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường
 Số 93 (3/2025)
 Số 92 - Số Tiếng Anh (12/2024)
 Số 91 (12/2024)
 Số 90 (9/2024)
 Số 89 (6/2024)
 Số 88 (3/2024)
 Số 87 - Số Tiếng Anh (12/2023)
 Số 86 (12/2023)
 Số 85 (9/2023)
 Số 84 (6/2023)
 Số 83 (3/2023)
 Số 82 - Số Tiếng Anh (12/2022)
 Số 81 (12/2022)
 Số 80 (9/2022)
 Số 79 (6/2022)
 Số 78 (3/2022)
 Số 77 - Số Tiếng Anh (12/2021)
 Số 76 (12/2021)
 Số Đặc biệt (12/2021)
 Số 75 (9/2021)
 Số 74 (6/2021)
 Số 73 (3/2021)
 Số 72 - Số Tiếng Anh (12/2020)
 Số 71 (12/2020)
 Số 70 (9/2020)
 Số 69 (6/2020)
 Số 68 (3/2020)
 Số 67 (12/2019)
 Số Đặc biệt (10/2019)
 Số 66 (9/2019)
 Số 65 (6/2019)
 Số 64 (3/2019)
 Số 63 (12/2018)
 Số 62 (9/2018)
 Số 61 (6/2018)
 Số 60 (3/2018)
 Số 59 (12/2017)
 Số 58 (9/2017)
 Số 57 (6/2017)
 Số 56 (3/2017)
 Số 55 (11/2016)
 Số 54 (9/2016)
 Số 53 (6/2016)
 Số 52 (3/2016)
 Số 51 (12/2015)
 Số 50 (9/2015)
 Số 49 (6/2015)
 Số 48 (3/2015)
 Số 47 (12/2014)
 Số 46 (9/2014)
 Số 45 (6/2014)
 Số 44 (3/2014)
 Số 43 (12/2013)
 Số Đặc biệt (11/2013)
 Số 42 (9/2013)
 Số 41 (6/2013)
 Số 40 (3/2013)
 Số 39 (12/2012)
 Số 38 (9/2012)
 Số 37 (6/2012)
 Số 36 (3/2012)
 Số 35 (11/2011)
 Số Đặc biệt (11/2011)
 Số 34 (9/2011)
 Số 33 (6/2011)
 Số 32 (3/2011)
 Số 31 (12/2010)
 Số 30 (9/2010)
 Số 29 (6/2010)
 Số 28 (3/2010)
 Số 27 (11/2009)
 Số Đặc biệt (11/2009)
 Số 26 (9/2009)
 Số 25 (6/2009)
 Số 24 (3/2009)
 Số 23 (11/2008)
 Số 22 (9/2008)
 Số 21 (6/2008)
 Số 20 (3/2008)
 Số 19 (12/2007)
 Số 18 (9/2007)
 Số 17 (6/2007)
 Số 16 (3/2007)
 Số 15 (11/2006)
 Số 14 (8/2006)
 Số 13 (6/2006)
 Số 12 (3/2006)
 Số 11 (12/2005)
 Số 10 (9/2005)
 Số 9 (6/2005)
 Số 8 (2/2005)
 Số 7-C (11/2004)
 Số 7-V (11/2004)
 Số 7-N (11/2004)
 Số 7-K (11/2004)
 Số 7-NL (11/2004)
 Số 7-M (11/2004)
 Số 7-TH (11/2004)
 Số 7-LLCT (11/2004)
 Số 7-B (11/2004)
 Số 6 (9/2004)
 Số 5 (5/2004)
 Số 4 (02/2004)
 Số 3 (11/2003)
 Số 2 (9/2003)
 Số 1 (6/2003)
Số 81 (12/2022)



Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

Tháng 12 năm 2022

 
   
MỤC LỤC
Số 81 (12/2022) > trang 01-02 | Tải về (211.59 KB)
Đánh giá hiệu quả của hệ thống treo bán chủ động với thuật toán PID
Số 81 (12/2022) > trang 03-10 | Tải về (530.31 KB)
Nguyễn Đức Ngọc, Nguyễn Tuấn Anh, Đặng Ngọc Duyên
Tóm tắt
Hệ thống treo trên ô tô được sử dụng để điều hòa và dập tắt các dao động của xe. Độ cứng của hệ thống treo cơ khí không thể thay đổi, do đó, độ êm dịu của xe sẽ bị ảnh hưởng trong nhiều trường hợp. Để nâng cao sự ổn định của ô tô, hệ thống treo bán chủ động được sử dụng để thay thế hệ thống treo bị động thông thường. Hệ thống treo bán chủ động sử dụng giảm chấn điện từ với độ nhớt của chất lỏng có thể thay đổi dựa trên tín hiệu dòng điện được cung cấp. Trong bài báo này, các tác giả đã sử dụng thuật toán điều khiển PID để kiểm soát hoạt động của giảm chấn điện từ. Mô hình động lực học một phần tư được sử dụng để mô tả dao động của xe. Trong mỗi trường hợp khảo sát, các kết quả lớn nhất và kết quả trung bình của chuyển vị và gia tốc thân xe được so sánh với nhau. Nhìn chung, dao động của ô tô đã giảm đáng kể khi hệ thống treo bán chủ động được sử dụng. Quá trình thực nghiệm có thể được tiến hành trong thời gian tới để có thể đánh giá hiệu quả của bộ điều khiển.
Từ khoá: Hệ thống treo bán chủ động, thuật toán PID, dao động ô tô, động lực học ô tô
Ảnh hưởng của mô hình đồng nhất hóa vật liệu tới hệ số động lực học của dầm Sandwich 2D-FGM hai pha dưới tác dụng của lực di động
Số 81 (12/2022) > trang 11-17 | Tải về (997.63 KB)
Bùi Văn Tuyển, Phạm Vũ Nam
Tóm tắt
Phân tích ảnh hưởng của mô hình đồng nhất hóa vật liệu đến hệ số động lực học của dầm sandwich 2D-FGM hai pha dưới tác động của lực di động được thực hiện bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Lõi của dầm là thuần gốm, trong khi hai lớp ngoài làm từ vật liệu có cơ tính biến đổi hai chiều (2D-FGM) với tính chất hiệu dụng được đánh giá bằng mô hình Voigt và mô hình Mori-Tanaka. Trên có sở lý thuyết biến dạng trượt bậc ba cải tiến, phần tử dầm hai nút với 10 bậc tự do được xây dựng và sử dụng để thiết lập phương trình chuyển động dạng rời rạc. Đáp ứng động lực học của dầm giản đơn được tính toán với sự trợ giúp của phương pháp Newmark. Kết quả số nhận được cho thấy ảnh hưởng rõ nét của mô hình đồng nhất hóa vật liệu đến các đặc trưng động lực học được nghiên cứu chi tiết.
Từ khóa: Dầm sandwich 2D-FGM, lực di động, phương pháp phần tử hữu hạn
Nghiên cứu xác định lượng nước thất thoát kinh tế trong hệ thống cấp nước đô thị: Áp dụng tính toán cho mạng lưới cấp nước Gia Định, thành phố Hồ Chí Minh
Số 81 (12/2022) > trang 18-25 | Tải về (475.29 KB)
Trần Đăng An, Phạm Thị Duy Hòa
Tóm tắt
Nghiên cứu này trình bày phương pháp xác định lượng nước thất thoát kinh tế (ELL) trong mạng lưới cấp nước đô thị, áp dụng trường hợp tính toán cụ thể cho hệ thống cấp nước Gia Định, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả tính toán cho thấy rằng lượng nước thất thoát kinh tế của mạng lưới cấp nước Gia Định ở mức 9.655.779 m3/năm tương ứng khoảng 15% tổng lượng nước tiêu thụ năm 2020. Ngoài ra, lượng nước thất thoát nền và thất thoát nước vô hình của mạng lưới cấp nước Gia Định ở mức lần lượt là 278.018 và 1.206.657 m3/năm. Kết quả tính toán này phù hợp với thực tế và kiến nghị sử dụng phương pháp này cho các công ty cấp nước làm cơ sở xây dựng kế hoạch giảm thất thoát nước trong điều kiện số liệu kiểm toán nước hạn chế.
Từ khóa: Rò rỉ thất thoát nước kinh tế, thất thoát nước nền, thất thoát nước vô hình, thất thoát nước hữu hình, cấp nước Gia Định
Ảnh hưởng của hỗn hợp nhiên liệu diesel/nước/hydro đến tính năng kỹ thuật và NO¬¬x ¬của động cơ Diesel
Số 81 (12/2022) > trang 26-32 | Tải về (286.25 KB)
Lương Đình Thi, Nguyễn Văn Quốc, Phạm Văn Thuần, Hà Văn Đức
Tóm tắt
Bài báo này nghiên cứu về việc sử dụng hỗn hợp nhiên liệu diesel/nước/hydro nhằm mục đích làm giảm lượng phát thải NO¬¬¬¬x để đáp ứng được các yêu cầu về khí thải theo tiêu chuẩn Euro V trong khi vẫn duy trì được tính năng kỹ thuật của động cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tăng hàm lượng nước trong hỗn hợp nhiên liệu thì công suất và hàm lượng NO¬x đều giảm; khi bổ sung thêm khí hydro thì công suất động cơ tăng lên trong khi hàm lượng phát thải NOx có tăng lên nhưng vẫn đáp ứng theo tiêu chuẩn Euro V.
Từ khóa: Diesel, công suất, nước, hydro, NOx
Giải pháp tổ chức không gian cây xanh cho nhà ở chung cư cao tầng tại Hà Nội
Số 81 (12/2022) > trang 33-41 | Tải về (851.02 KB)
Lê Thị Mai Hương
Tóm tắt
Hiện nay có rất nhiều nhà chung cư cao tầng được xây dựng bởi đó như là một giải pháp khả dĩ để đối phó với tình trạng thiếu đất xây dựng trong các đô thị lớn. Các Kiến trúc sư thường chú trọng vào khâu thiết kế kiến trúc mà ít chú ý đến không gian cây xanh. Cây xanh trồng trong nhà ở chung cư cao tầng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự kết hợp hài hòa giữa các cây xanh với nhau và cây xanh với công trình, tổ chức cây xanh trong căn hộ trên mặt đứng tổng thể diễn ra không đồng đều, nhất quán làm ảnh hưởng đến kiến trúc mặt đứng công trình và mỹ quan đô thị.
Với thực trạng đó, tác giả đã bắt tay vào nghiên cứu đề xuất các giải pháp “Tổ chức không gian cây xanh cho nhà ở chung cư cao tầng”. Mục đích tạo ra những không gian thoáng mát giúp cho người sử dụng bên trong công trình thoải mái, giảm stress, tăng năng suất hiệu quả làm việc và tạo ra được một cảnh quan cho thành phố xanh giúp cải thiện vi khí hậu trong thành phố vào những thời điểm bất lợi.
Từ khóa: Cây xanh tiểu cảnh, kiến trúc xanh, vườn đứng, kiến trúc xanh cho nhà cao tầng
Đánh giá lợi ích kinh tế của thủy điện tích năng
Số 81 (12/2022) > trang 42-49 | Tải về (446.92 KB)
Hoàng Công Tuấn
Tóm tắt
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nguồn điện của Việt Nam. Theo đó, tỷ trọng của nguồn điện gió và điện mặt trời ngày càng tăng. Việc phát triển thủy điện tích năng là một giải pháp hữu hiệu và phù hợp với Việt Nam nhằm giúp hệ thống điện vận hành ổn định và an toàn. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có cơ chế chính sách giá điện cho các dự án thủy điện tích năng. Bài báo đã đưa ra phương pháp luận để đánh giá lợi ích kinh tế của các dự án thủy điện tích năng, là cơ sở giúp cho việc xây dựng cơ chế chính sách giá điện cho các dự án thủy điện tích năng. Kết quả thu được từ việc áp dụng tính toán đã chọn được phương án nguồn điện thay thế hợp lý nhất khi tính toán đầu tư các dự án thủy điện tích năng nhằm đánh giá đúng hiệu quả dự án.
Từ khóa: Thủy điện, thủy điện tích năng, giá điện, hệ thống điện
Nghiên cứu đánh giá tính kinh tế nhiên liệu của ô tô sử dụng hộp số tự động 5 cấp kết hợp với biến mô thủy lực
Số 81 (12/2022) > trang 50-55 | Tải về (3423.45 KB)
Trần Văn Hoàng, Nguyễn Thị Hương
Tóm tắt
Bài báo này sử dụng phần mềm MATLAB – SIMULINK (Nguyễn Phùng Quang, 2004) nghiên cứu đánh giá tính kinh tế nhiên liệu của ô tô thông qua hệ thống động lực học của xe ô tô đối với những xe sử dụng hệ thống thủy cơ, các thông số tính toán tương đương với xe du lịch 2.0 lít (Nguyễn Khắc Trai, 1999). Kết quả của nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho việc tính toán, thiết kế, kiểm tra, so sánh… hệ thống truyền lực, đảm bảo yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, góp phần khai thác, tổ chức sử dụng phát huy khả năng tải, tiết kiệm nhiên liệu… của ô tô có trang bị hộp số tự động và biến mô thủy lực đạt hiệu quả cao nhất. Và cũng là kênh thông tin cho người điều khiển vận hành ô tô sao cho vẫn đảm bảo được tính năng động lực mong muốn và tiết kiệm nhiên liệu nhất.
Từ khóa: Hộp số, thủy cơ, suất tiêu hao, biến mô
Giảm độc tố Cd trong đất ô nhiễm bởi vật liệu chi phí rẻ từ phụ phẩm nông nghiệp
Số 81 (12/2022) > trang 56-64 | Tải về (302.97 KB)
Đinh Thị Lan Phương, Phạm Thị Thư, Vũ Thị Khắc, Nguyễn Phan Việt
Tóm tắt
Nghiên cứu thử nghiệm với rau ăn lá, rơm rạ ủ với chế phẩm vi sinh sau 40 ngày, trấu được đốt yếm khí ở 400 - 450 oC trong 02 giờ. Mục đích làm rõ sự tích lũy Cd trong rau ăn lá (rễ, thân, lá già, lá non) và cố định Cd di động (DĐ) trong đất ô nhiễm bởi rơm ủ vi sinh tricodenma và than sinh học (TSH). Đất ô nhiễm (Cd tổng số 5,013 ppm, Cd DĐ 0,048 ppm) được trộn với TSH và rơm ủ theo các tỉ lệ 1,25%, 2,5%, 5% về khối lượng. Đối chứng (ĐC) là đất ô nhiễm Cd không phối trộn vật liệu. Kết quả cho thấy rau mồng tơi hấp thụ tới 47,91% Cd DĐ trong đất ô nhiễm. Sự tích lũy Cd theo thứ tự: rễ > lá già > lá non, trong đó thân lá thấp hơn 1,44 – 1,51 lần so với rễ, các lá già cao hơn 1,19 - 1,23 lần so với các lá non. Kết quả xử lý Cd DĐ trong đất bởi rơm ủ giảm 1,63 - 3,99 lần so với ĐC. TSH cho hiệu quả xử lý Cd DĐ giảm 2,12 – 10,19 lần so với ĐC, và hiệu quả gấp 1,3 – 2,55 lần so với rơm ủ cùng tỉ lệ. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ TSH 5% cho kết quả tối ưu giảm 97,49% Cd DĐ so với ĐC.
Từ khóa: Đất ô nhiễm Cd, phụ phẩm nông nghiệp, rơm ủ, than sinh học
Đánh giá mức độ hạn hán cho Việt Nam theo kịch bản chia sẻ kinh tế-xã hội giai đoạn 2030-2054
Số 81 (12/2022) > trang 65-72 | Tải về (532.75 KB)
Nguyễn Tiến Thành, Nguyễn Hồ Phương Thảo
Tóm tắt
Năm 2021, Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã công bố báo cáo quan trọng về đánh giá biến đổi khí hậu lần 6 (AR6) dựa trên kết quả của hơn 100 phiên bản mô hình khí hậu toàn cầu khác nhau với đầu vào là 5 “Kịch bản chia sẻ kinh tế - xã hội” (Shared Socioeconomic Pathways -SSP). Một trong những tiến bộ quan trọng nhất của báo cáo AR6 là những dự tính, dự báo về sự nóng lên toàn cầu trong tương lai có độ tin cậy cao hơn so với các báo cáo trước đó. Trong khi đó, tại Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá mức độ hạn hán trên quy mô không gian toàn bộ lãnh thổ và thời gian 1 và 3 tháng theo các kịch bản chia sẻ kinh tế - xã hội này. Vì vậy, nghiên cứu tập trung đánh giá mức độ hạn hán trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam theo các kịch bản chia sẻ kinh tế - xã hội được lựa chọn là SSP1-1.9 và SSP2-4.5 giai đoạn 2030-2054. Kết quả đã chỉ ra rằng mức độ hạn gần trung bình có xác suất xuất hiện phổ biến từ 70-75% trên quy mô 1 và 3 tháng toàn bộ lãnh thổ. Ngoài ra, có sự gia tăng và trải rộng mức độ ẩm vừa phải ở quy mô 1 tháng giữa kịch bản SSP2-4.5 so với kịch bản SSP1-1.9. Đối với các sự kiện hạn khác, phổ biến đều có xác suất xuất hiện nhỏ hơn 6% với cả hai kịch bản theo quy mô 1 và 3 tháng.
Từ khoá: Hạn hán, CMIP6, Việt Nam, mô hình khí hậu toàn cầu
Đánh giá ảnh hưởng của đê giảm sóng tới thủy động lực và địa hình biển Quảng Hùng - Quảng Đại trong các thời kỳ gió mùa
Số 81 (12/2022) > trang 73-81 | Tải về (513.78 KB)
Lê Hải Trung, Nguyễn Quang Đức Anh, Cao Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Trường Duy
Tóm tắt
Nằm bên bờ vịnh Bắc Bộ, Sầm Sơn có 9 km đường bờ với nhiều bãi biển thoải phẳng, cát mịn, sóng vừa phải phù hợp cho tắm biển, nghỉ dưỡng. Hơn 10 năm gần đây, một số đoạn bờ bị xâm thực và xuất hiện các vị trí bị xói lở nghiêm trọng hơn sau khi xây dựng công trình cứng như kè, tường biển. Với định hướng phát triển ngành dịch vụ du lịch, việc nghiên cứu các giải pháp tôn tạo, bảo vệ bờ mang ý nghĩa thiết thực đối với thành phố này. Vì vậy, chúng tôi đề xuất và phân tích so sánh một số giải pháp tôn tạo, bảo vệ 900 m bờ biển thuộc hai xã Quảng Hùng - Quảng Đại. Tiếp đó, bài báo mô phỏng đánh giá tác động của cụm 4 đê giảm sóng tới chế độ thủy động lực và xu thế biến đổi địa hình đáy biển. Trong thời kỳ sóng gió mùa Đông Bắc và Đông Nam, các đê làm giảm chiều cao sóng và vận tốc dòng chảy, góp phần tăng cường ổn định bãi biển Quảng Hùng - Quảng Đại.
Từ khoá: Thủy động lực, dòng chảy, xói lở, biến đổi địa hình, đê giảm sóng, MIKE21
Phân tích nguyên nhân gây ngập lụt kéo dài trên lưu vực sông Nhật Lệ trong trận lũ lịch sử năm 2020
Số 81 (12/2022) > trang 82-90 | Tải về (1273.48 KB)
Trần Thanh Tùng, Đinh Nhật Quang
Tóm tắt
Hệ thống sông Nhật Lệ gồm ba con sông chính Kiến Giang, Long Đại và Nhật Lệ; trong đó sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh - vùng chiêm trũng được mệnh danh là vựa lúa nhưng cũng là “rốn lũ” của tỉnh Quảng Bình. Số liệu quan trắc tại trạm thủy văn Lệ Thủy trên sông Kiến Giang trong giai đoạn 1976-2022 cho thấy có 16 năm lũ vượt trên mức Báo động 3, trong đó có ba năm liên tiếp gần đây. Nghiên cứu này tập trung phân tích các nguyên nhân gây ngập lụt kéo dài trên lưu vực sông Nhật Lệ trong trận lũ lịch sử năm 2020 và chỉ ra bốn nhóm nguyên nhân chính là: i) đặc điểm địa hình trũng thấp, dạng lòng chảo; ii) cửa Nhật Lệ - cửa thoát lũ duy nhất của lưu vực bị bồi lấp; iii) các công trình và hạ tầng trên sông và trên lưu vực; và iv) mưa lũ lớn bất thường trùng với thời điểm xuất hiện triều cường ngoài biển. Việc phân tích và đánh giá các nguyên nhân trên sẽ giúp cho các nhà khoa học và đơn vị quản lý có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường khả năng thoát lũ cho khu vực nghiên cứu.
Từ khoá: Lưu vực sông Nhật Lệ, sông Kiến Giang, ngập lụt, lũ lịch sử năm 2020
Tổng quan ứng dụng cáp CFRP thay thế cốt thép trong kết cấu bê tông và triển vọng ứng dụng ở Việt Nam
Số 81 (12/2022) > trang 91-98 | Tải về (367.38 KB)
Nguyễn Thị Huệ
Tóm tắt
Carbon fiber reinforced polymer (CFRP) là một loại vật liệu mới, có nhiều đặc tính ưu việt so với cốt thép thông thường bao gồm: cường độ cao, trọng lượng nhẹ, kháng ăn mòn và kháng mỏi cao. Do đó, CFRP có tiềm năng trong việc chế tạo dạng cáp và thay thế cốt thép trong kết cấu bê tông để mang lại hiệu quả về việc nâng cao cường độ, độ bền, đặc biệt là những công trình xây dựng trong môi trường xâm thực. Lịch sử phát triển, đặc tính, triển vọng và những thách thức về việc ứng dụng cáp CFRP cho kết cấu bê tông sẽ được trình bày trong bài báo tổng quan này. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích đối với các kỹ sư thiết kế, cũng như các nhà nghiên cứu cho triển vọng ứng dụng vật liệu CFRP trong kỹ thuật xây dựng kết cấu bê tông ở Việt Nam.
Từ khóa: CFRP, cáp, kết cấu bê tông, thay thế cốt thép
Diễn biến hạn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1991-2019
Số 81 (12/2022) > trang 99-106 | Tải về (587.46 KB)
Trần Đăng An, Hà Nam Thắng
Tóm tắt
Hạn hán tại khu vực Nam Trung Bộ nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng diễn ra rất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất trong khu vực. Nghiên cứu này trình bày phương pháp và kết quả phân tích sự thay đổi các đặc trưng hạn nông nghiệp dựa trên chỉ số NDVI và VSDI tại khu vực tỉnh Ninh Thuận từ năm 1991 đến 2019. Các chỉ số hạn nông nghiệp này được tính toán dựa vào dữ liệu ảnh viễn thám Landsat thu thập từ 6 thời điểm diễn ra sự kiện hạn hán trên địa bàn khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, đối với hạn nông nghiệp tính cho giai đoạn 1991 - 2019, tỉnh Ninh Thuận thường xuyên hứng chịu các đợt hạn hán từ mức độ khá hạn đến hạn cực kì nặng. Diện tích khá hạn đến hạn cực nặng chiếm thường xuyên từ 15,7% - 28% gây lãng phí tài nguyên đất và có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, sinh sống của người dân. Đặc trưng hạn do chỉ số VSDI tính toán hoàn toàn tương đồng với chỉ số NDVI và số liệu thống kê hạn tại tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn nghiên cứu. Chỉ số VSDI dễ dàng trong thực nghiệm tính toán và có thể áp dụng rộng rãi trong tương lai.
Từ khóa: Chỉ số hạn nông nghiệp, NDVI, VSDI, Ninh Thuận
Nghiên cứu mô phỏng xác lập ngưỡng điều khiển ABS của hệ thống phanh dẫn động khí nén
Số 81 (12/2022) > trang 107-113 | Tải về (478.76 KB)
Trần Văn Hoàng, Trần Vũ Lâm
Tóm tắt
Bài báo này dùng phần mềm Matlab - Simulink để mô phỏng ngưỡng điều khiển ABS của hệ thống phanh dẫn động khí nén. Để xác định ngưỡng điều khiển, trước hết thực hiện mô phỏng hệ thống phanh ABS theo độ trượt để xác định miền biến thiên của gia tốc góc bánh xe. Sau đó thực hiện mô phỏng hệ thống phanh ABS theo gia tốc góc bánh xe để xác định ngưỡng gia tốc góc, xây dựng mô hình mô phỏng với hai bộ điều khiển khác nhau: Điều khiển theo độ trượt và điều khiển theo gia tốc góc bánh xe. Do đó bài báo xây dựng bộ điều khiển trong môi trường Matlab – State Flow. Bộ điều khiển được xây dựng gồm bốn mô đun độc lập cho từng bánh xe. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xác lập được các thông số ngưỡng điều khiển của ECU theo độ trượt và gia tốc góc; ngưỡng gia tốc góc bánh xe trước và bánh xe sau.
Từ khóa: Vận tốc góc, gia tốc góc, khí nén, độ trượt
12