Skip Navigation Links.
Collapse  Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường
 Số 93 (3/2025)
 Số 92 - Số Tiếng Anh (12/2024)
 Số 91 (12/2024)
 Số 90 (9/2024)
 Số 89 (6/2024)
 Số 88 (3/2024)
 Số 87 - Số Tiếng Anh (12/2023)
 Số 86 (12/2023)
 Số 85 (9/2023)
 Số 84 (6/2023)
 Số 83 (3/2023)
 Số 82 - Số Tiếng Anh (12/2022)
 Số 81 (12/2022)
 Số 80 (9/2022)
 Số 79 (6/2022)
 Số 78 (3/2022)
 Số 77 - Số Tiếng Anh (12/2021)
 Số 76 (12/2021)
 Số Đặc biệt (12/2021)
 Số 75 (9/2021)
 Số 74 (6/2021)
 Số 73 (3/2021)
 Số 72 - Số Tiếng Anh (12/2020)
 Số 71 (12/2020)
 Số 70 (9/2020)
 Số 69 (6/2020)
 Số 68 (3/2020)
 Số 67 (12/2019)
 Số Đặc biệt (10/2019)
 Số 66 (9/2019)
 Số 65 (6/2019)
 Số 64 (3/2019)
 Số 63 (12/2018)
 Số 62 (9/2018)
 Số 61 (6/2018)
 Số 60 (3/2018)
 Số 59 (12/2017)
 Số 58 (9/2017)
 Số 57 (6/2017)
 Số 56 (3/2017)
 Số 55 (11/2016)
 Số 54 (9/2016)
 Số 53 (6/2016)
 Số 52 (3/2016)
 Số 51 (12/2015)
 Số 50 (9/2015)
 Số 49 (6/2015)
 Số 48 (3/2015)
 Số 47 (12/2014)
 Số 46 (9/2014)
 Số 45 (6/2014)
 Số 44 (3/2014)
 Số 43 (12/2013)
 Số Đặc biệt (11/2013)
 Số 42 (9/2013)
 Số 41 (6/2013)
 Số 40 (3/2013)
 Số 39 (12/2012)
 Số 38 (9/2012)
 Số 37 (6/2012)
 Số 36 (3/2012)
 Số 35 (11/2011)
 Số Đặc biệt (11/2011)
 Số 34 (9/2011)
 Số 33 (6/2011)
 Số 32 (3/2011)
 Số 31 (12/2010)
 Số 30 (9/2010)
 Số 29 (6/2010)
 Số 28 (3/2010)
 Số 27 (11/2009)
 Số Đặc biệt (11/2009)
 Số 26 (9/2009)
 Số 25 (6/2009)
 Số 24 (3/2009)
 Số 23 (11/2008)
 Số 22 (9/2008)
 Số 21 (6/2008)
 Số 20 (3/2008)
 Số 19 (12/2007)
 Số 18 (9/2007)
 Số 17 (6/2007)
 Số 16 (3/2007)
 Số 15 (11/2006)
 Số 14 (8/2006)
 Số 13 (6/2006)
 Số 12 (3/2006)
 Số 11 (12/2005)
 Số 10 (9/2005)
 Số 9 (6/2005)
 Số 8 (2/2005)
 Số 7-C (11/2004)
 Số 7-V (11/2004)
 Số 7-N (11/2004)
 Số 7-K (11/2004)
 Số 7-NL (11/2004)
 Số 7-M (11/2004)
 Số 7-TH (11/2004)
 Số 7-LLCT (11/2004)
 Số 7-B (11/2004)
 Số 6 (9/2004)
 Số 5 (5/2004)
 Số 4 (02/2004)
 Số 3 (11/2003)
 Số 2 (9/2003)
 Số 1 (6/2003)
Số 78 (3/2022)



Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

Tháng 3 năm 2022

 
   
MỤC LỤC
Số 78 (3/2022) > trang 01-02 | Tải về (218.14 KB)
Nghiên cứu mô hình hoá giải pháp giảm phát thải NOx trên động cơ Diesel thế hệ cũ bằng khí giàu Ni tơ
Số 78 (3/2022) > trang 03-11 | Tải về (1184.50 KB)
Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trung Kiên, Trịnh Xuân Phong, Nguyễn Đức Khánh
Tóm tắt
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu mô phỏng giảm phát thải NOx trên động cơ diesel thế hệ cũ sử dụng hỗn hợp khí giàu ni tơ NEA (Nitrogen Enriched Air). Khí giàu ni tơ NEA được cung cấp vào động cơ bằng cách bố trí một vòi phun khí ni tơ trên đường nạp, phía sau két làm mát khí tăng áp trước khi vào động cơ. Lưu lượng khí ni tơ phun vào đường nạp được điều chỉnh để có thể đạt được tỷ lệ khối lượng của ni tơ trong không khí nạp lớn hơn 77 %. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng khí giàu ni tơ trong vùng tải vừa và nhỏ có khả năng giảm thiểu rất tốt phát thải độc hại NOx. Trong khi đó, công suất của động cơ không bị ảnh hưởng với tỷ lệ cung cấp ni tơ nhỏ hơn 80%. Các thành phần phát thải độc hại khác của động cơ như CO và soot có xu hướng giảm ở một số chế độ làm việc. Có thể thấy, việc sử dụng khí giàu ni tơ là một giải pháp hiệu quả để giảm phát thải NOx mà không gây ảnh hưởng nhiều tới tính năng kỹ thuật và các thành phần phát thải khác của động cơ.
Từ khóa: Phát thải động cơ diesel, giảm thiểu NOx, NEA
Nghiên cứu sử dụng tro bay và xỉ lò cao nghiền mịn trong sản xuất bê tông bọt
Số 78 (3/2022) > trang 12-21 | Tải về (3236.70 KB)
Mai Thị Hồng, Trịnh Thị Hiền, Lưu Đình Thi
Tóm tắt
Để xử lý một phần chất thải rắn trong công nghiệp và tạo ra vật liệu nhẹ có khả năng cách nhiệt tốt, nghiên cứu này sử dụng tro bay và xỉ lò cao nghiền mịn trong sản xuất bê tông bọt. Sáu hỗn hợp bê tông bọt được thiết kế với tỷ lệ nước/chất kết dính bằng 0,22, tro bay và xỉ lò cao nghiện mịn được sử dụng thay thế 20-30% xi măng, và sử dụng các hàm lượng bọt khác nhau để tạo ra các mẫu bê tông có tỷ trọng khác nhau. Các đặc tính kỹ thuật của bê tông bọt được thí nghiệm bao gồm: khối lượng thể tích, cường độ chịu nén, vận tốc truyền xung siêu âm, độ hút nước và độ truyền nhiệt. Kết quả thí nghiệm cho thấy khối lượng thể tích khô có ảnh hưởng lớn đến các đặc tính kỹ thuật của bê tông bọt. Tương quan giữa các đặc tính kỹ thuật của bê tông bọt và khối lượng thể tích khô của nó được thành lập, giúp các kỹ sư có thể thiết kế được các mẫu bê tông có trọng lượng, cường độ và các thông số kỹ thuật khác theo yêu cầu sử dụng.
Từ khóa: Bê tông bọt, tro bay, xỉ lò cao nghiền mịn
Sử dụng phụ phẩm cây lúa cải tạo đặc tính đất, hạn chế tích lũy Cadimi (CD) trong hạt dưới điều kiện đất trồng ô nhiễm
Số 78 (3/2022) > trang 22-30 | Tải về (941.10 KB)
Vũ Thị Khắc, Đinh Thị Lan Phương, Lê Thị Thắng, Nguyễn Thị Hằng Nga
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, đất trồng lúa ô nhiễm Cadimi (Cd) với nồng độ 5,125 ppm được lựa chọn, các vật liệu than sinh học từ trấu (BRH) và rơm rạ (RS) được phối trộn vào đất với mục đích thay đổi đặc tính đất (như tăng pH, tăng hàm lượng Si) để giảm thiểu sự tích lũy Cd vào hạt. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới với các tỉ lệ phối trộn than sinh học và rơm rạ từ 1,25 – 5% về khối lượng. Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra cả rơm rạ và than sinh học đều có khả năng hạn chế tích lũy Cd trong gạo, cụ thể là hàm lượng Cd trong gạo được kiểm soát theo thứ tự RS 2,5% < BRH 1,25% + RS 1,25% < BRH 2,5% < (BRH 5%, BS 5%, BRH - BS 2,5%-2,5%). Trong đó, nhóm các công thức BRH và RS với tỷ lệ 5% về trọng lượng cho kết quả tốt nhất, cụ thể là các công thức BRH 5%, BS 5%, BRH - BS 2,5%-2,5% cho kết quả giảm tích lũy Cd trong gạo nhiều hơn so với các công thức còn lại. Hàm lượng Cd trong gạo của các công thức BRH 5%, BS 5%, BRH - BS 2,5%-2,5% đều giảm sâu so với đối chứng, từ 82,47 - 83,94%. Từ các kết quả thí nghiệm có thể kết luận, nếu áp dụng tỷ lệ trộn BRH - BS 2,5%-2,5% hoặc BRH 5% hoặc RS 5% đều cho kết quả tối ưu nhất trong nghiên cứu.
Từ khóa: Ô nhiễm Cd, giảm thiểu tích lũy Cd trong lúa, than sinh học
Nghiên cứu đặc tính độ nhớt của dịch nhầy chiết xuất từ quả đậu bắp
Số 78 (3/2022) > trang 31-37 | Tải về (6268.71 KB)
Nguyễn Ngọc Minh
Tóm tắt
Đậu bắp (Okra) là một loại rau phổ biến và có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng tôi đã chiết xuất dịch nhầy từ quả đậu bắp với các nồng độ 10%, 15% và 20% từ quả đậu bắp mua tại chợ dân sinh. Với dịch nhầy thu được từ quả đậu bắp chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đặc tính độ nhớt của nó. Kết quả cho thấy rằng, dịch nhầy từ quả đậu bắp có độ nhớt cao. Độ nhớt trượt của nó giảm khi tốc độ trượt tăng. Không những có độ nhớt trượt cao dịch nhầy từ quả đậu bắp còn có tính dãn và thể hiện độ nhớt dãn cũng rất cao, gấp hàng trăm lần so với độ nhớt trượt. Ngoài ra đường cong tổng thể độ nhớt trượt cho thấy khi nồng độ tăng thì tính giả dẻo của dung dịch chiết xuất từ quả đậu bắp cũng tăng lên.
Từ khóa: Dịch nhầy chiết xuất từ quả đậu bắp, độ nhớt trượt, độ nhớt dãn
Nghiên cứu công nghệ giảm lực cản để tiết kiệm năng lượng trong hệ thống điều hòa không khí của tòa nhà
Số 78 (3/2022) > trang 38-43 | Tải về (918.80 KB)
Nguyễn Ngọc Minh
Tóm tắt
Khả năng giảm lực của hoạt chất bề mặt để tiết kiệm năng lượng của bơm trong một hệ thống tuần hoàn chất lỏng đã được nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Công suất của bơm có thể giảm được tới 10% với nồng độ dung dịch 400ppm x10. Việc cho thêm một lượng chất hoạt động bề mặt surfactant gây ra sự giảm lực cản dòng chảy rối trong đường ống rất rõ rệt. Như vậy chất hoạt động bề mặt phù hợp với các hệ thống lưu thông chất lỏng như hệ thống sưởi ấm, hệ thống làm mát mà trong đó công suất bơm sử dụng lớn.
Từ khóa: Giảm lực cản, tiết kiệm năng lượng, chất hoạt động bề mặt
Dự báo khả năng rò rỉ trên mạng lưới cấp nước bằng một số kỹ thuật học máy: Nghiên cứu điển hình cho hệ thống cấp nước Trung An - Thành phồ Hồ Chí Minh
Số 78 (3/2022) > trang 44-52 | Tải về (2113.02 KB)
Nguyễn Hoàng Tuấn, Trần Đăng An, Triệu Ánh Ngọc, Huỳnh Duy Linh
Tóm tắt
Dự báo khả năng rò rỉ trên mạng lưới cấp nước luôn là vấn đề khó và được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là những thành phố có mạng lưới cấp nước lớn, phức tạp như thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên 126 mẫu thu thập được trên cơ sở dữ liệu không gian với 11 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng rò rỉ: tuổi ống, đường kính, vật liệu, sức chịu tải nền đất, tải trọng giao thông, độ sâu lắp đặt, áp lực, lưu lượng, chênh lệch áp lực, số đấu nối và mật độ dân số. Các mô hình học máy được sử dụng: Random Forest Regression, Extreme Gradient Boosting Regression, Light Gradient Boosting Regression và Catboost Regression để đánh giá khả năng dự báo rò rỉ trên mạng lưới thông qua các thông số: sai số bình phương gốc (RMSE), hệ số xác định (R2), tiêu chí thông tin Akaike (AIC) và tiêu chí thông tin Bayes (BIC) để lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất. Kết quả mô phỏng cho thấy, mô hình CastBoost cho kết quả dự báo về khả năng rò rỉ trên mạng lưới tốt nhất. Các mô hình khác cũng có kết quả khá tốt. Tuy nhiên, mô hình SVR được đánh giá không phù hợp với bộ số liệu thu thập. Kết quả cũng chỉ ra rằng, các yếu tố khác cần được bổ sung để nâng cao hiệu quả dự báo của mô hình và có khả năng ứng dụng trong thực tế giảm thất thoát nước trên mạng lưới cấp nước.
Từ khóa: Thất thoát nước, dự báo rò rỉ, học máy, Tp.Hồ Chí Minh
Ảnh hưởng của hàm lượng xỉ lò cao nghiền mịn lên các tính chất vật lý và cơ học của vữa cường độ cao
Số 78 (3/2022) > trang 53-61 | Tải về (1416.33 KB)
Ngô Sĩ Huy
Tóm tắt
Trong khi một lượng lớn chất thải rắn được thải ra trong quá trình công nghiệp hóa, thì một lượng lớn vật liệu xây dựng được tiêu thụ trong quá trình đô thị hóa, làm hao mòn dần các nguồn tài nguyên. Chính vì vậy, việc tái sử dụng các chất thải công nghiệp để thay thế các vật liệu truyền thống cũng như tạo ra một loại vật liệu mới có tính năng ưu việt giúp sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên là vấn đề cấp thiết. Nghiên cứu này sử dụng xỉ lò cao nghiền mịn, là chất thải rắn trong quá trình sản xuất thép, để thay thế một phần xi măng trong sản xuất vữa cường độ cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ lưu động của vữa tăng trong khi khối lượng thể tích của vữa tươi giảm khi tăng hàm lượng xỉ lò cao nghiền mịn. Cường độ chịu nén và chịu uốn của vữa tăng khi sử dụng 15%÷30% xỉ lò cao nghiền mịn thay thế xi măng, trong khi độ hút nước giảm. Hơn nữa, sử dụng xỉ lò cao nghiền mịn giúp giảm độ co khô của vữa. Tất cả các mẫu vữa trong nghiên cứu này có cường độ cao (cường độ chịu nén lớn hơn 85 MPa, cường độ chịu uốn lớn hơn 13 MPa), có thể sử dụng cho các công trình quan trọng có yêu cầu cao về mặt cường độ.
Từ khóa: Vữa cường độ cao, xỉ lò cao nghiền mịn, cường độ chịu nén, cường độ chịu uốn, độ co khô, độ hút nước
Phân tích hiệu quả và cơ cấu chi phí trong quản lý vận hành hệ thống tưới bằng động lực quy mô nhỏ vùng đồng bằng sông Hồng
Số 78 (3/2022) > trang 62-71 | Tải về (579.27 KB)
Đinh Văn Đạo, Nguyễn Tùng Phong, Trần Văn Đạt, Nguyễn Quang Phi
Tóm tắt
Áp dụng phương pháp màng bao dữ liệu theo hướng chú trọng đầu vào và giả thiết hiệu quả thay đổi theo quy mô, nghiên cứu thực hiện trên 48 hệ thống tưới bằng động lực quy mô nhỏ vùng đồng bằng sông Hồng và dữ liệu là lượng hao phí, chi phí của 7 yếu tố đầu vào trong quản lý vận hành như nhân công trực tiếp, gián tiếp; nguyên nhiên vật liệu; điện năng; sửa chữa thường xuyên; chi phí quản lý và khấu hao. Kết quả chỉ ra các chỉ số hiệu quả kỹ thuật là 0,946 và hiệu quả chi phí tối ưu 0,812 ở các lớp hiệu quả. Tương ứng là các suất chi phí, cơ cấu chi phí hiệu quả kỹ thuật tối ưu và cơ cấu chi phí tối ưu. Phân bổ nguồn lực chi phí theo các cơ cấu chi phí đã chỉ ra tác động nâng cao hiệu quả quản lý vận hành. Đây là cơ sở để các đơn vị quản lý khai thác lựa chọn xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả quản trị đầu vào và cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách hỗ trợ giá dựa trên cơ cấu đầu vào.
Từ khóa: Hiệu quả, hệ thống tưới bằng động lực, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí
Nghiên cứu tính toán độ bền mỏi kết cấu thép cửa van phẳng kéo đứng nhịp lớn
Số 78 (3/2022) > trang 72-77 | Tải về (968.25 KB)
Trần Xuân Hải, Vũ Hoàng Hưng
Tóm tắt
Cửa van phẳng kéo đứng nhịp lớn được tổ hợp từ thép liên kết hàn trong xưởng và ngoài hiện trường. Khi trong các mối hàn tồn tại các khuyết tật là vị trí tập trung ứng suất thì khả năng có phá hoại mỏi ở đường hàn là cao mà không cần tích lũy số chu trình ứng suất lớn. Do đó việc xem xét tính toán độ bền mỏi cho cửa van phẳng kéo đứng nhịp lớn làm việc hai chiều là cần thiết. Bài báo thông qua tính toán độ bền mỏi cho đại diện một vị trí nguy hiểm của cửa van để làm cơ sở xem xét đánh giá sự an toàn của cửa van có xét đến phá hoại mỏi.
Từ khóa: Cửa van phẳng kéo đứng nhịp lớn, Độ bền mỏi, Khuyết tật đường hàn
Mô phỏng ứng xử phụ thuộc tốc độ biến dạng của đất cố kết thường và đất quá cố kết
Số 78 (3/2022) > trang 78-85 | Tải về (1691.42 KB)
Mạc Thị Ngọc
Tóm tắt
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm tốc độ biến dạng không đổi (CRS Tests), tốc độ tổng biến dạng được duy trì không đổi dưới tác dụng thay đổi của ứng suất. Tốc độ biến dạng tăng trong suốt quá trình nén của đất làm tăng sức chịu tải của đất, hay nói cách khác khi tốc độ biến dạng lớn hơn thì đất cứng hơn. Nghiên cứu này chứng minh khả năng của mô hình mặt bao đàn-dẻo-nhớt đề xuất và phát triển bởi Mac (2020) trong mô phỏng ứng xử phụ thuộc tốc độ biến dạng của đất. Ví dụ và kết quả mô hình số mô phỏng ứng xử phụ thuộc tốc độ biến dạng của đất được kiểm chứng cho đất sét cố kết thường và đất sét quá cố kết trong các thí nghiệm ba trục với điều kiện không thoát nước.
Từ khoá: Mô hình mặt bao đàn-dẻo-nhớt, ứng xử phụ thuộc tốc độ biến dạng, đất sét cố kết thường, đất sét quá cố kết
Đánh giá sự thay đổi diện tích ngập nước thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020 sử dụng ảnh Sentinel-1 trên nền Google Earth Engine
Số 78 (3/2022) > trang 86-94 | Tải về (2970.33 KB)
Phan Mạnh Hưng, Nguyễn Hồ Phương Thảo, Phạm Văn Chiến
Tóm tắt
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu xác định diện tích ngập nước theo không gian và thời gian cho thành phố Cần Thơ, sử dụng 124 ảnh Sentinel-1 giai đoạn 2016-2020. Các kết quả thể hiện rằng (i) sự thay đổi diện tích ngập có sự tương đồng khá chặt chẽ với sự thay đổi mực nước trong các mùa trong năm, (ii) diện tích ngập lớn thường xuất hiện trong các tháng mùa lũ, với giá trị lớn nhất thay đổi từ 91.03 đến 735.61 km2 (bằng từ 6.3 đến 51.07% diện tích của khu vực nghiên cứu), trong khi diện tích ngập nhỏ xuất hiện trong các tháng mùa kiệt, với giá trị nhỏ nhất dao động từ 76.10 đến 404.97 km2 (tương ứng bằng từ 5.28 đến 28.12% diện tích của khu vực nghiên cứu), (iii) diện tích ngập lớn nhất trong khu vực nghiên cứu thường xuất hiện sau từ 3 đến 24 giờ so với thời điểm xuất hiện mực nước lớn nhất tại trạm thủy văn Châu Đốc. Quá trình giải đoán cho tập ảnh Sentinel-1 được thực hiện sử dụng chương trình viết bằng ngôn ngữ Java Script trên nền Google Earth Engine nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Từ khoá: Thành phố Cần Thơ, Diện tích ngập, Sentinel-1, Google Earth Engine
Đánh giá và đề xuất các khu vực ven bờ có hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên cần bảo vệ tại tỉnh Bình Thuận
Số 78 (3/2022) > trang 95-103 | Tải về (737.10 KB)
Nguyễn Thị Thế Nguyên
Tóm tắt
Vùng bờ tỉnh Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km với nhiều nguồn tài nguyên, cảnh quan đặc sắc và bãi biển đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều năm qua đã tạo ra sức ép rất lớn đến hệ sinh thái và cảnh quan vùng bờ. Trong nghiên cứu này, phương pháp Delphi và quy tắc KAMET được áp dụng để xác định các khu vực ven biển có hệ sinh thái cần bảo vệ, cần duy trì giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên theo Điều 9 - Thông tư 29/2016/TT-BTN. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 6 khu vực ven biển có hệ sinh thái cần bảo vệ, cần duy trì giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Các khu vực này bao gồm bãi đá bảy màu Cổ Thạch, bãi đá Ông Địa, mũi Kê Gà, bãi biển Ngành Nhỏ, đồi cát Bàu Trắng và đồi cát bay Mũi Né. Nghiên cứu cũng đề xuất xem xét không đưa đồi cát Bàu Trắng và đồi cát bay Mũi Né vào Danh mục các khu vực phải thiết lập Hành lang bảo vệ bờ biển. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho quá trình quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường ven biển và việc quyết định đầu tư, xây dựng các công trình tại vùng ven biển.
Từ khóa: Vùng bờ tỉnh Bình Thuận, giá trị hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên, KAMET
Đánh giá mối quan hệ theo không gian của mưa cực trị và tính toán hệ số chuyển đổi từ mưa điểm sang mưa diện: Ứng dụng cho các trạm mưa phía Bắc Việt Nam
Số 78 (3/2022) > trang 104-112 | Tải về (1713.68 KB)
Lê Phương Đông
Tóm tắt
Mối quan hệ theo không gian của mưa cực trị cung cấp thông tin liên quan đến sự xuất hiện đồng thời hay không đồng thời của mưa cực trị tại các khu vực khác nhau trong một lưu vực. Sự thiếu hụt những thông tin này sẽ dẫn đến những sai sót trong các tính toán liên quan đến mô phỏng dòng chảy lũ, ví dụ như xác định hệ số chuyển đổi từ mưa điểm sang mưa diện (areal reduction factors - ARFs) cho một lưu vực. Hiện nay cũng đang có sự không thống nhất về việc liệu rằng mưa cực trị mang thuộc tính của cực trị tiệm cận phụ thuộc (asymptotic dependence) hay là cực trị tiệm cận độc lập (asymptotic independence). Bài báo này đã chỉ ra rằng mưa cực trị ở khu vực phía Bắc Việt Nam mang thuộc tính của loại hình cực trị tiệm cận độc lập (asymptotic independence), do đó loại mô hình cực trị tiệm cận độc lập (asymptotic independence model) được lựa chọn để tiến hành mô phỏng mưa cực trị cho khu vực nghiên cứu. Kết quả tính toán hệ số chuyển đổi từ mưa điểm sang mưa diện ARFs từ số liệu mưa mô phỏng và mưa quan trắc rất phù hợp cho các mức thời gian lặp lại dài (20, 50, và 100 năm), và hệ số ARFs tính toán từ dữ liệu mô phỏng rất hữu ích cho việc ngoại suy hệ số này cho các tần suất hiếm hơn. Bài báo cũng khuyến cáo các nghiên cứu trong tương lai nên dùng mô hình cực trị tiệm cận độc lập để mô phỏng mưa cực trị cho khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Hệ số chuyển đổi mưa điểm sang mưa diện, Tiệm cận phụ thuộc, Tiệm cận độc lập, Mưa cực trị, Quá trình nghịch đảo cực trị ổn định, Quá trình cực trị ổn định
Đánh giá thực trạng một số kim loại nặng trong đất, nước tưới và rau xanh trồng tại phường Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh
Số 78 (3/2022) > trang 113-120 | Tải về (4178.32 KB)
Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Liễu, Lê Thị Thu Nga, Nguyễn Thị Hằng Nga
Tóm tắt
Ô nhiễm nước trên các hệ thống thủy lợi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và chất lượng rau. Nghiên cứu đã khảo sát và đánh giá thực trạng hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd và As) trong nước tưới, trong đất trồng và sự tích trong sản phẩm rau tại phường Khúc Xuyên - thành phố Bắc Ninh, đây là khu vực sử dụng nước tưới thường xuyên bị ô nhiễm từ hệ thống tưới Ngũ Huyện Khê. Kết quả cho thấy nồng độ Cu, Pb, Cd và As trong nước tưới đều vượt 1-2 lần giới hạn cho phép tại QCVN 08:2015/BTNMT, cột B1. Do nước tưới được sử dụng thường xuyên nên đất trồng rau tại khu vực đã có các thông số Cu và Zn gần tới ngưỡng trên của giới hạn an toàn. Pb và As trong đất thấp hơn giới hạn cho phép qui định tại QCVN 03:2015/BTNMT. Hàm lượng Cd trong đất đã đến ngưỡng không an toàn đối với cây trồng, có thể gây tích lũy trong sản phẩm. Mẫu rau tại khu vực nghiên cứu không bị tích lũy Cu và Zn, nhưng đã có sự tích lũy Pb rất rõ trong rau xà lách và cải, một số mẫu rau cải và xà lách bị tích lũy Cd và As. Rau mồng tơi chưa bị tích lũy kim loại nặng, vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo qui định của WHO và CODEX.
Từ khoá: Chất lượng nước tưới, kim loại nặng, môi tường đất, rau an toàn
12