Skip Navigation Links.
Collapse  Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường
 Số 93 (3/2025)
 Số 92 - Số Tiếng Anh (12/2024)
 Số 91 (12/2024)
 Số 90 (9/2024)
 Số 89 (6/2024)
 Số 88 (3/2024)
 Số 87 - Số Tiếng Anh (12/2023)
 Số 86 (12/2023)
 Số 85 (9/2023)
 Số 84 (6/2023)
 Số 83 (3/2023)
 Số 82 - Số Tiếng Anh (12/2022)
 Số 81 (12/2022)
 Số 80 (9/2022)
 Số 79 (6/2022)
 Số 78 (3/2022)
 Số 77 - Số Tiếng Anh (12/2021)
 Số 76 (12/2021)
 Số Đặc biệt (12/2021)
 Số 75 (9/2021)
 Số 74 (6/2021)
 Số 73 (3/2021)
 Số 72 - Số Tiếng Anh (12/2020)
 Số 71 (12/2020)
 Số 70 (9/2020)
 Số 69 (6/2020)
 Số 68 (3/2020)
 Số 67 (12/2019)
 Số Đặc biệt (10/2019)
 Số 66 (9/2019)
 Số 65 (6/2019)
 Số 64 (3/2019)
 Số 63 (12/2018)
 Số 62 (9/2018)
 Số 61 (6/2018)
 Số 60 (3/2018)
 Số 59 (12/2017)
 Số 58 (9/2017)
 Số 57 (6/2017)
 Số 56 (3/2017)
 Số 55 (11/2016)
 Số 54 (9/2016)
 Số 53 (6/2016)
 Số 52 (3/2016)
 Số 51 (12/2015)
 Số 50 (9/2015)
 Số 49 (6/2015)
 Số 48 (3/2015)
 Số 47 (12/2014)
 Số 46 (9/2014)
 Số 45 (6/2014)
 Số 44 (3/2014)
 Số 43 (12/2013)
 Số Đặc biệt (11/2013)
 Số 42 (9/2013)
 Số 41 (6/2013)
 Số 40 (3/2013)
 Số 39 (12/2012)
 Số 38 (9/2012)
 Số 37 (6/2012)
 Số 36 (3/2012)
 Số 35 (11/2011)
 Số Đặc biệt (11/2011)
 Số 34 (9/2011)
 Số 33 (6/2011)
 Số 32 (3/2011)
 Số 31 (12/2010)
 Số 30 (9/2010)
 Số 29 (6/2010)
 Số 28 (3/2010)
 Số 27 (11/2009)
 Số Đặc biệt (11/2009)
 Số 26 (9/2009)
 Số 25 (6/2009)
 Số 24 (3/2009)
 Số 23 (11/2008)
 Số 22 (9/2008)
 Số 21 (6/2008)
 Số 20 (3/2008)
 Số 19 (12/2007)
 Số 18 (9/2007)
 Số 17 (6/2007)
 Số 16 (3/2007)
 Số 15 (11/2006)
 Số 14 (8/2006)
 Số 13 (6/2006)
 Số 12 (3/2006)
 Số 11 (12/2005)
 Số 10 (9/2005)
 Số 9 (6/2005)
 Số 8 (2/2005)
 Số 7-C (11/2004)
 Số 7-V (11/2004)
 Số 7-N (11/2004)
 Số 7-K (11/2004)
 Số 7-NL (11/2004)
 Số 7-M (11/2004)
 Số 7-TH (11/2004)
 Số 7-LLCT (11/2004)
 Số 7-B (11/2004)
 Số 6 (9/2004)
 Số 5 (5/2004)
 Số 4 (02/2004)
 Số 3 (11/2003)
 Số 2 (9/2003)
 Số 1 (6/2003)
Số Đặc biệt (12/2021)



Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

Số Đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 55 năm thành lập Khoa Công trình - Trường Đại học Thủy lợi (1966-2021)

 

 
   
MỤC LỤC
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 01-02 | Tải về (467.76 KB)
Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp lên dự đoán phản ứng động của nhà cao tầng sử dụng gối cao su
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 05-11 | Tải về (1229.60 KB)
Nguyễn Anh Dũng, Trần Duy Hùng
Tóm tắt
Mặc dù đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm nhưng một số đặc tính cơ học của gối cách chấn cao su dạng lớp vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, trong đó có sự thay đổi đặc tính cơ học tại nhiệt độ khác nhau của gối. Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ của môi trường tác động lên việc xác định tham số của mô hình mô phỏng gối cao su, qua đó làm ảnh hưởng tới việc dự báo phản ứng động của công trình trong quá trình tính toán thiết kế. Một phân tích động toà nhà 12 tầng theo phương pháp lịch sử thời gian được tiến hành tại -30oC, -10oC, 23oC bằng phần mềm Sap2000. So sánh kết quả thu được tại ba nhiệt độ chỉ ra rằng, tại nhiệt độ thấp lực cắt đáy tại chân cột và chân vách thang máy gia tăng do sự gia tăng của độ cứng của gối cao su. Các kết quả phân tích chỉ ra rằng, lực cắt đáy tại chân cột khi nhiệt độ môi trường là -30oC đã gia tăng rất đáng kể khi so sánh với lực cắt đáy xác định tại nhiệt độ 23oC. Đây là một khuyến cáo quan trọng cho các kỹ sư thiết kế công trình sử dụng gối cao su tại các khu vực lạnh có nguy cơ động đất.
Từ khoá: Ảnh hưởng nhiệt độ, gối cao su, phân tích động
Phân tích ứng suất trong các lớp cấu tạo của gối cách chấn đàn hồi cốt sợi chịu chuyển vị ngang tuần hoàn
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 12-19 | Tải về (1433.28 KB)
Ngô Văn Thuyết
Tóm tắt
Gối cách chấn đàn hồi cốt sợi là một loại gối cách chấn đa lớp mới đang được nghiên cứu, phát triển trên thế giới theo hai dạng: liên kết và không liên kết. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về gối cách chấn đàn hồi cốt sợi tập trung chủ yếu vào việc khảo sát đặc tính cơ học của gối và hiệu quả cách chấn của công trình sử dụng gối chịu động đất. Trong nghiên cứu này, phân tích ứng suất trong các lớp cấu tạo của gối cách chấn đàn hồi cốt sợi chịu đồng thời tải trọng thẳng đứng có giá trị không đổi và chuyển vị ngang tuần hoàn có độ lớn tăng dần được khảo sát bằng phân tích mô hình số sử dụng phần mềm ANSYS. Kết quả phân tích cho thấy giá trị đỉnh của ứng suất nén trong các lớp cao su và đỉnh của ứng suất kéo trong các lớp sợi của gối cách chấn đàn hồi cốt sợi liên kết lớn hơn giá trị tương ứng trong gối cách chấn đàn hồi cốt sợi không liên kết tại cùng một độ lớn của chuyển vị ngang.
Từ khóa: Gối cách chấn, gối cách chấn đàn hồi cốt sợi, ứng xử ngang, biến dạng cuộn, chuyển vị ngang tuần hoàn
Nghiên cứu diễn biến hình thái và cơ chế bồi lấp cửa Tiên Châu, tỉnh Phú Yên
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 20-27 | Tải về (4605.37 KB)
Trần Thanh Tùng, Trương Hồng Sơn, Nguyễn Trường Duy
Tóm tắt
Cửa biển Tiên Châu nằm ở khu vực hạ lưu sông Kỳ Lộ, đổ ra biển Đông qua vịnh Xuân Đài, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển và đánh bắt thủy sản của tỉnh Phú Yên nói chung và huyện Tuy An nói riêng. Trong những năm gần đây, hiện tượng bồi lấp tại khu vực cửa Tiên Châu đã và đang gây ảnh hưởng lớn đối với đội tàu đánh bắt thủy sản của huyện Tuy An và vùng lân cận. Bài báo này trình bày các phân tích về đặc điểm diễn biến cửa Tiên Châu từ kết quả giải đoán ảnh viễn thám. Tương quan giữa diễn biến hình thái cửa Tiên Châu với các yếu tố động lực chính tác động tới cửa cũng đã được làm sáng tỏ từ kết quả mô phỏng trên mô hình toán thủy động lực Delft3D. Kết quả nghiên cứu trong bài báo sẽ cung cấp các luận cứ khoa học nhằm đề xuất các giải pháp chỉnh trị, chống sa bồi cho cửa biển Tiên Châu trong tương lai.
Từ khóa: Sa bồi cửa sông, diễn biến hình thái, thủy động lực, mô hình Delft 3D, Tiên Châu
Đánh giá lợi ích năng lượng khi mở rộng nhà máy thủy điện, áp dụng cho nhà máy thủy điện A Vương
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 28-35 | Tải về (2503.83 KB)
Hoàng Công Tuấn
Tóm tắt
Theo kế hoạch phát triển nguồn điện, nguồn điện mặt trời và điện gió sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trong khi tỷ trọng nguồn thủy điện ngày càng giảm trong cơ cấu nguồn điện của hệ thống. Để đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định và tin cậy, đồng thời phát huy được ưu điểm và thế mạnh vượt trội của thủy điện thì việc mở rộng các nhà máy thủy điện là một trong những giải pháp hữu hiệu hiện nay. Bài báo trình bày phương pháp luận trên cơ sở khoa học nhằm đánh giá lợi ích khi nghiên cứu mở rộng các nhà máy thủy điện và những khả năng nâng cao lợi ích phát điện cho nhà máy thủy điện mở rộng trong quá trình vận hành. Kết quả áp dụng tính toán cho nhà máy thủy điện A Vương là cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn quy mô công suất mở rộng.
Từ khóa: Thủy điện, Mở rộng nhà máy thủy điện, Thủy điện A Vương
Đánh giá phân bố áp lực nước va trong đường ống áp lực và kiểm tra các điều kiện đảm bảo điều chỉnh ổn định tổ máy thủy điện bằng mô phỏng số Transients
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 36-43 | Tải về (1190.87 KB)
Nguyễn Thị Nhớ, Nguyễn Văn Sơn
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng phần mềm mô phỏng số Trasients để phân tích và đánh giá phân bố áp lực nước va trong đường ống áp lực của Trạm Thủy điện Nậm Mô 2. Từ các kết quả trên, nhóm tác giả đã đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác công trình. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra được các điều kiện đảm bảo điều chỉnh ổn định cho tổ máy liên quan đến quy trình đóng mở vòi phun, giới hạn vùng làm việc của tuabin và vùng giá trị hợp lý của mômen đà. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp đường đặc trưng hệ phương trình truyền sóng nước va, mô hình hoá sơ đồ, phần tử hoá, và thiết lập chương trình bằng ngôn ngữ Visual basic. Chương trình tính toán bao gồm cả các đặc tính lưu lượng và mômen của tuabin, hệ thống điều chỉnh tổ máy, các đặc tính thuỷ lực và hình học của toàn bộ các chi tiết của hệ thống áp lực, độ đàn hồi của nước và vỏ đường ống. So sánh với các kết quả lý thuyết và kinh nghiệm, kết quả mô phỏng số bằng phần mềm này là đáng tin cậy và đã được ứng dụng nhiều trong thực tế.
Từ khóa: Nước va, Trạm Thủy điện, tuabin, tổ máy
Tích hợp mô hình thông số bão với mô hình thủy động lực môi trường EFDC+
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 44-50 | Tải về (1173.37 KB)
Nghiêm Tiến Lam
Tóm tắt
Bài báo phân tích các phương pháp tiếp cận tích hợp các mô hình thông số bão với các mô hình thủy động lực và lựa chọn cho việc tích hợp bốn mô hình thông số bão vào trong mã nguồn mô hình thủy động lực và chất lượng nước EFDC+. Các mô hình bão đã được kiểm định với số liệu gió thực đo trong trận bão Katrina năm 2005 cho thấy khá phù hợp với thực tế. Việc tích hợp các mô hình thông số trận bão vào EFDC+ bổ sung thêm công cụ để đánh giá ảnh hưởng của bão đến các quá trình thủy động lực, vận chuyển vật chất, xói lở bờ biển và ô nhiễm môi trường.
Từ khoá: Bão, xoáy thuận nhiệt đới, mô hình thông số bão, thủy động lực
Thiết lập bộ số liệu chuẩn về đường bão hòa để đối chiếu với số liệu quan trắc đập đất
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 51-57 | Tải về (3312.52 KB)
Nguyễn Phương Dung, Nguyễn Quang Thanh, Khuất Duy Phước
Tóm tắt
Đảm bảo an toàn thấm cho đập đất luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý, chủ sở hữu và các đối tượng sử dụng nước từ hồ chứa. Việc tính toán kiểm tra an toàn thấm để thành lập bộ số liệu chuẩn, từ đó đối chiếu với dữ liệu quan trắc là một bước hoàn thiện quy trình đánh giá an toàn đối với công trình dâng nước nói chung và đập đất nói riêng. Bài viết tập trung phân tích đánh giá an toàn thấm cho đập đất thông qua so sánh số liệu quan trắc với bộ số liệu chuẩn. Việc định lượng được chi tiết ba mức đánh giá an toàn thấm căn cứ theo trạng thái vật liệu của đập đất, điều kiện thấm và mực nước hồ chứa … là một đề xuất hiệu quả, trực quan và tin cậy trong việc thiết lập bộ số liệu chuẩn để đối chiếu với số liệu quan trắc trong đánh giá an toàn đập. Kết quả thiết lập bộ số liệu chuẩn được trình bày logic, khoa học và trực quan dễ sử dụng trong công tác đánh giá an toàn thấm ở đập đất.
Từ khoá: Bộ số liệu chuẩn, phân tích thấm, số liệu quan trắc
Đánh giá khả năng chịu tải kéo nhổ của neo xoắn dùng để gia cường cấu kiện bảo vệ mái kênh
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 58-65 | Tải về (1716.87 KB)
Nguyễn Mai Chi, Trịnh Minh Thụ, Nguyễn Chiến
Tóm tắt
Bài báo trình bày giải pháp sử dụng neo xoắn để gia cường cấu kiện bảo vệ mái kênh công trình thủy lợi. Khi sử dụng neo xoắn để neo giữ cấu kiện bảo vệ mái thì có thể thay thế hình thức kết cấu bảo vệ mái kênh truyền thống như bê tông, đá lát và dùng vật liệu hiện đại, có khối lượng nhẹ như polime, composite sơ xợi, màng nhựa Địa kỹ thuật để bảo vệ mái kênh. Việc đánh giá khả năng neo giữ của neo xoắn dùng gia cường cấu kiện bảo vệ mái được phân tích trên cơ sở lý thuyết, cụ thể là tác giả đã thiết lập biểu thức sức chịu tải kéo nhổ của neo xoắn trên mái nghiêng để ứng dụng trực tiếp neo giữ kết cấu bảo vệ mái kênh và được hiệu chỉnh bằng kết quả thí nghiệm hiện trường. Công thức (1) là cơ sở để lựa chọn loại neo, số lượng neo và hệ kết cấu mảng kè trong ứng dụng công nghệ mảng gia cố nhẹ để bảo vệ mái kênh mương thủy lợi.
Từ khóa: Neo xoắn, khả năng chịu tải kéo nhổ, mái dốc, bảo vệ mái kênh
Khoan phụt hai nút xử lý thấm nền công trình đê điều
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 66-74 | Tải về (10125.42 KB)
Bùi Văn Trường
Tóm tắt
Bài báo phân tích đánh giá điều kiện chất công trình, diễn biến, nguyên nhân phá hủy thấm nền công trình đê điều tại hai vị trí đại diện tiêu biểu của hệ thống đê sông Hồng, đê sông La và kết quả nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật khoan phụt 2 nút(nút kép) xử lý thấm nền công trình đê điều. Qua đó đã cho thấy, khoan phụt 2 nút là giải pháp hiệu quả để xử lý thấm trong môi trường đất rời, thích hợp với công trình đê điều. Tuy nhiên, kỹ thuật này chưa được sử dụng nhiều, do vậy cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học, xác lập bộ thông số của kỹ thuật và đề xuất quy trình thực hiện để công tác tính toán, thiết kế, thi công được thuận lợi, hiệu quả.
Từ khóa: Khoan phụt hai nút, xử lý thấm, đê điều
Nghiên cứu giải pháp xử lý sạt trượt bờ dốc phía Đông đồi Ông Tượng và các khu vực lân cận
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 75-83 | Tải về (2586.42 KB)
Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Văn Chính, Phạm Quang Tú
Tóm tắt
Khu vực sườn dốc phía Đông đồi Ông Tượng và các sườn dốc tại tổ 4, 5, 6 phường Chăm Mát và tổ 4 phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình trong nhiều năm gần đây thường xuyên xảy ra hiện tượng sụt trượt. Việc thi công xử lý không kịp thời, khiến những khu vực này mất ổn định và diễn biến ngày càng phức tạp qua mỗi mùa mưa. Theo kết quả khảo sát, tổ hợp nhiều giải pháp đã được áp dụng để phòng chống nguy cơ trượt lở và phát huy hiệu quả qua mùa mưa năm 2016. Tuy nhiên, từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2017, khu vực tỉnh Hòa Bình có mưa lớn kéo dài, gây ra sạt, trượt trên sườn dốc phía Đông đồi Ông Tượng tại khu vực phía sau trụ sở các cơ quan tỉnh, khu vực phường Thái Bình và khu vực phường Chăm Mát. Các giải pháp thiết kế tiêu nước mặt, nước ngầm, bảo vệ mái bằng trồng cỏ, tường chắn BTCT,… được đề xuất. Bài báo tổng hợp các diễn biến chính trong nghiên cứu, xử lý trượt lở khu vực đồi Ông Tượng và lân cận từ 2013 đến nay, và đánh giá hiệu quả tổ hợp các giải pháp chống trượt đã áp dụng.
Từ khóa: Sạt trượt bờ dốc, giải pháp xử lý, đồi Ông Tượng
Phân tích vị trí lắp đặt Piezometer trong khối đất trượt để đo áp lực nước lỗ rỗng
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 84-89 | Tải về (10779.02 KB)
Hoàng Việt Hùng, Trần Thế Việt, Phạm Huy Dũng
Tóm tắt
Bài báo phân tích vị trí lắp đặt ba đầu đo Piezometer trong hố khoan để đo biến đổi áp lực nước lỗ rỗng trong thân khối trượt đất tại thị trấn Tĩnh Túc, Nguyên Bình, Cao Bằng. Sau khi khảo sát hiện trường đánh giá kích thước khối trượt, việc xác định vị trí mặt trượt được mô phỏng bằng phần mềm Geostudio (2012) và kết hợp phân tích lõi khoan địa chất. Vị trí mực nước ngầm trong mùa khô được xác định cho đặt sensor thứ nhất, sensor thứ hai đặt ở vị trí trung gian,phía trên mực nước ngầm mùa khô và vị trí sensor thứ ba lắp đặt bên dưới mặt trượt dự đoán. Trạm quan trắc thử nghiệm được lắp đặt ở trung tâm khối trượt gồm ba thiết bị chính là Piezometer, Inclinometer và Raingauge nhằm quan trắc, dự đoán dịch trượt của khối đất để có hướng xử lý.
Từ khóa: Piezometter, khối đất trượt, dự đoán dịch trượt, lắp đặt
Ứng dụng mạng Nơron nhân tạo dự báo sản lượng điện của nhà máy điện mặt trời
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 90-94 | Tải về (638.03 KB)
Trịnh Quốc Công, Hồ Ngọc Dung
Tóm tắt
Việt Nam được đánh giá là quốc giá có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời. Đây là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và tái tạo trong thiên nhiên. Trong những năm gần đây, với nhiều cơ chế khuyến khích, các dự án điện năng lượng mặt trời phát triển mạnh ở nước ta, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh kể cả về số lượng dự án, tổng công suất lắp đặt và sản lượng điện của các nhà máy điện mặt trời nên công tác vận hành hệ thống điện gặp khó khăn. Để có cơ sở phối hợp vận hành hợp lý các nguồn điện trong hệ thống cần có công tác dự báo công suất cũng như sản lượng điện của các nhà máy điện mặt trời. Nghiên cứu này đã ứng dụng mạng nơron nhân tạo dự báo sản lượng điện của nhà máy điện mặt trời dựa trên các yếu tồ về thời tiết. Nghiên cứu được ứng dụng dự báo điện lượng ngày của nhà máy điện mặt trời công suất 752KWp tại tỉnh Hưng Yên cho kết quả tin cậy. Kết quả nghiên cứu cung cấp một phương pháp hữu ích trong dự báo sản lượng điện của các nhà máy điện mặt trời, góp phần xây dựng chế độ vận hành hợp lý cho hệ thống điện.
Từ khóa: Năng lượng điện mặt trời, mạng thần kinh nhân tạo ANN, dự báo điện lượng
Khả năng chịu cắt của dầm nối đặt cốt thép thông thường trong kết cấu vách - lõi nhà nhiều tầng
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 95-101 | Tải về (818.07 KB)
Đoàn Xuân Quý, Nguyễn Tiến Chương
Tóm tắt
Trong tính toán kết cấu vách - lõi trong nhà nhiều tầng cần kể đến sự có mặt của dầm nối để tăng hiệu quả của các loại kết cấu này. Tuy nhiên, dầm nối phải chịu nội lực lớn và có xu hướng phá hoại trước tiên. Dầm nối phải được tính toán và cấu tạo đảm bảo được độ bền và độ cứng để có thể đáp ứng yêu cầu làm việc của hệ kết cấu. Có nhiều nghiên cứu về khả năng chịu lực cũng như sự làm việc của dầm nối cả về thực nghiệm và trên các mô hình số. Tuy nhiên,các nghiên cứu dựa trên các cấu tạo cốt thép nhất định, chưa có một khảo sát cụ thể về vai trò của cốt thép dọc và cốt thép đai tới khả năng chịu cắt của dầm. Bài báo sẽ dựa trên nghiên cứu lý thuyết, so sánh các mô hình tính toán để đánh giá sự làm việc của dầm nối dựa trên hàm lượng của hai loại cốt thép nói trên. Kết quả cho thấy cốt thép dọc ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chịu cắt của dầm nối và cần được kể đến trong tính toán kết cấu dầm loại này.
Từ khoá: Dầm nối/ Lanh tô, khả năng chịu cắt, kết cấu vách, kết cấu lõi, nhà nhiều tầng, lý thuyết miền nén cải tiến (MCFT)
Công nghệ mới bảo vệ bờ hồ, bờ sông và bờ biển tại Việt Nam
Số Đặc biệt (12/2021) > trang 102-109 | Tải về (10368.17 KB)
Hoàng Đức Thảo, Nguyễn Quang Tùng, Lê Xuân Roanh
Tóm tắt
Công trình bảo vệ bờ hồ, bờ sông và bờ biển, phương pháp thiết kế truyền thống là sử dụng khối lượng đủ lớn để thắng các ngoại lực tác dụng trong tính toán kiểm tra ổn định. Ứng dụng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2016, Công ty cổ phần Khoa học Công nghệ Việt Nam - BUSADCO đã tiếp tục phát triển thêm nhiều giải pháp sản phẩm mới và đã ứng dụng trong bảo vệ bờ tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Giải pháp mới đã có rất nhiều ưu điểm nổi trội: Cường độ chịu lực cao; Chống xâm thực và ăn mòn; Sản phẩm đúc sẵn lắp ghép chủ động kiểm soát chất lượng; Đa dạng hóa các sản phẩm cấu kiện; Thi công trong điều kiện không phải tát nước, vét bùn; Đẹp về thẩm mỹ, thân thiện với môi trường; Giá thành giảm 20% đến 40% so với giải pháp truyền thống. Công nghệ Busadco đã và đang hình thành những nghiên cứu ứng dụng mới hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Từ khóa: Cấu kiện, hộp kè thành mỏng, bê tông cốt sợi phân tán, đê biển
12